Tác dụng kháng khuẩn kỳ lạ của cánh chuồn chuồn

Hiểu rõ được các cấu trúc và cơ chế trên bề mặt cánh chuồn chuồn sẽ mở ra rất nhiều ứng dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực, từ y tế cho đến công nghệ thực phẩm.

Loại vật liệu với bề mặt có khả năng tự diệt khuẩn đang là đề tài được nghiên cứu phát triển rất mạnh với phạm vi ứng dụng cực kỳ rộng rãi.

Một nhóm nghiên cứu đã sử dụng loại phân tử đặc biệt để làm trơn bề mặt và rối loạn mối liên kết của vi khuẩn nhằm tiêu diệt chúng. Một nhóm khác sử dụng bạc dưới dạng hạt nano để phủ lên bề mặt cần diệt khuẩn. Một nhóm khác nữa có ý tưởng táo bạo hơn, đó là dùng silicon đen để tạo một bề mặt với nhiều cấu trúc nanopillar (bàn chông) có khả năng diệt khuẩn.

Tác dụng kháng khuẩn kỳ lạ của cánh chuồn chuồn
Bề mặt cánh chuồn chuồn dưới kính hiển vi.

Trong phương pháp tạo bề mặt bằng silicon đen, chúng ta có một khái niệm được gọi là bề mặt dệt nano (Nano - Textured Surfaces) vốn dĩ đã tồn tại trong môi trường tự nhiên. Cấu trúc nano của silicon đen tương tự như cấu trúc trên cánh của chuồn chuồn. Và bề mặt cánh chuồn chuồn có khả năng diệt khuẩn rất tốt.

Theo nghiên cứu, các bề mặt có cấu trúc "bàn chông" nanopillar sẽ diệt khuẩn bằng cách đâm thẳng và xuyên qua lớp màng tế bào vi khuẩn. Một nhóm các nhà khoa học Úc và Nigeria đã sử dụng công nghệ tích hợp nhiều kính hiển vi để đưa ra lời giải thích chính xác nhất về khả năng diệt khuẩn của cánh chuồn chuồn nói riêng và bề mặt nanopillar nói chung. Kết quả là một cơ chế khá phức tạp đã diễn ra để tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt.

Manh mối nghiên cứu đầu tiên đó là về chiều cao không đồng đều của các gai phân bố trên bề mặt cánh chuồn chuồn, nó khác hẳn với suy nghĩ thông thường trước đây. Đồng thời, quan sát kỹ càng hơn cho thấy, vi khuẩn không tiếp xúc trực tiếp với cái gai của bề mặt nanopillar.

Tác dụng kháng khuẩn kỳ lạ của cánh chuồn chuồn
Hình dạng của lớp polymer ngoại bào EPSs.

Thay vào đó, các vi khuẩn tiếp cận và kết nối với bề mặt nanopillar bằng các cấu trúc phân tử do chúng tiết ra được gọi là các "polymer ngoại bào" (EPSs), và những phân tử này giống như một ngón tay được mọc thêm để chạm vào bề mặt tiếp xúc.

Tác dụng kháng khuẩn kỳ lạ của cánh chuồn chuồn
Các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi di chuyển.

Khi các vi khuẩn tiếp xúc với bề mặt, chúng sẽ sản sinh lực kết dính với các gai trên bề mặt. Các kết dính này có thể gây biến dạng lớp màng ngoài của chúng. Nếu không di chuyển, các vi khuẩn vẫn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, do cấu trúc gai của bề mặt nanopillar, nếu vi khuẩn di chuyển, chúng sẽ bị lực kết dính gây ra vết thương trên bề mặt và rò rỉ chất dinh dưỡng cũng như phá hủy lớp vỏ ngoài của chúng.

Theo mô hình cũ, các gai trên bề mặt nanopillar sẽ đâm trực tiếp vào vi khuẩn và mô hình này được khá nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận và xem như là tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một mô hình mới dựa vào kết quả đạt được trong quá trình quan sát các thí nghiệm.

Mô hình mới cho thấy được tính không đồng đều của các gai trên bề mặt cũng như tính hợp lý so với các kết quả thực nghiệm.

Theo mô hình được nhóm đề xuất, các vi khuẩn không tiếp xúc trực tiếp với các gai mà thông qua bề mặt phân tử do chúng tiết ra. Khi các vi khuẩn di chuyển, chúng sẽ bị lực kết dính gây ra các vết thương trên bề mặt bảo vệ và gây rò rỉ phân tử bên trong tế bào dẫn đến vi khuẩn bị tiêu diệt. Đến lúc này, các gai mới đâm vào sâu bên trong tế bào vi khuẩn.

Tác dụng kháng khuẩn kỳ lạ của cánh chuồn chuồn
Mô hình cũ và mới cho cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của bề mặt nanopillar.

Một trong những hạn chế của nghiên cứu là nhóm chỉ mới thực hiện quan sát thí nghiệm trên tế bào vi khuẩn E.Coli, loại vi khuẩn Gram – âm và có hai lớp màng. Do đó cần có thêm nghiên cứu trên loại vi khuẩn Gram – dương và có 1 màng phủ để so sánh kết quả.

Một hạn chế nữa, là cần thực hiện thêm thí nghiệm trên nhóm vi khuẩn không có khả năng tạo lớp màng "polymer ngoại sinh" để có kết quả so sánh về cơ chế diệt khuẩn chính xác nhất. Cuối cùng, nhóm cũng cần nghiên cứu thêm về các bề mặt nano-texture có kích thước các gai đồng đều với nhau để kiểm chứng cơ chế diệt khuẩn mà nhóm tìm ra có thể áp dụng cho loại bề mặt này hay không.

Một lần nữa, mẹ thiên nhiên lại gây bất ngờ cho các nhà khoa học vì sự đa dạng và phức tạp của tạo hóa. Hiểu rõ được các cấu trúc và cơ chế trên bề mặt cánh chuồn chuồn sẽ mở ra rất nhiều ứng dụng cho con người trong rất nhiều lĩnh vực từ y tế cho đến công nghệ thực phẩm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Khám phá chuyện tế nhị: Thai nhi tè, ị trong bụng mẹ như thế nào?

Khám phá chuyện tế nhị: Thai nhi tè, ị trong bụng mẹ như thế nào?

Theo các chuyên gia, phôi thai bắt đầu đi tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi – là lúc em bé bắt đầu biết nuốt nước ối sau đó lại thải ra chính nguồn nước ối của mình.

Đăng ngày: 11/02/2017
Cách ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Cách ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Đeo kính cũng không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh.

Đăng ngày: 11/02/2017
Lần đầu tiên cha mẹ có thể gặp thai nhi qua thực tế ảo 3D

Lần đầu tiên cha mẹ có thể gặp thai nhi qua thực tế ảo 3D

Với công nghệ này, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh thai nhi trong không gian thực tế ảo 3 chiều.

Đăng ngày: 10/02/2017
Kỹ thuật tái tạo xương từ tế bào tủy và vật liệu carbon

Kỹ thuật tái tạo xương từ tế bào tủy và vật liệu carbon

Các chuyên gia khoa học đếu từ Viện khoa học và công nghệ quốc gia Ulsan (UNIST) đã nghiên cứu thành công kỹ thuật tái tạo xương từ tế bào gốc trong tủy xương và vật liệu cacbon có tính quang xúc tác.

Đăng ngày: 10/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News