Tác hại khôn lường của đai nịt bụng

Đai nịt bụng còn được gọi với những cái tên khác như Waist Trainer, Corset, Latex, bằng việc sử dụng khăn quấn chặt hoặc miếng gen để tạo áp lực vật lý lên vòng bụng của người dùng.

Nó được quảng cáo là giải pháp rất hữu hiệu trong việc giúp giảm mỡ bụng, lấy lại vòng eo con kiến nhanh chóng và hiệu quả. Cùng với đó là sự quảng cáo thần thánh hóa sản phẩm từ người nổi tiếng khiến nhiều chị em tin tưởng và ưu tiên hơn là việc ăn uống, tập luyện khoa thể thao để cải thiện ngoại hình.

Tác hại khôn lường của đai nịt bụng
Việc sử dụng các phương pháp quấn băng dính, đai nịt bụng… chỉ có tác dụng nóng tại chỗ.

Các chuyên gia cho biết, để giảm mỡ bụng có 2 cách, thứ 1 là bỏ một số tiền khủng tới các thẩm mỹ viện để thực hiện hút mỡ bụng, thứ 2 là dựa vào Calorie Deficit: Lượng calo bạn tiêu thụ phải lớn hơn lượng calorie bạn nạp vào cơ thể, cơ thể bạn sẽ tiêu hao các chất béo dự trữ để tạo ra năng lượng hoạt động, từ đó mà bạn giảm được mỡ thừa.

Còn việc dùng đai nịt bụng sẽ chẳng bao giờ giúp bạn rơi vào trạng thái tiêu hao calorie. Nó chỉ làm cho chị em thấy nhanh no hơn mỗi khi ăn uống vì bụng của bạn đang phải chịu áp lực lớn chèn lên dạ dày, lâu ngày sẽ dẫn tới giảm cân nhưng là giảm cân toàn bộ cơ thể chứ không riêng vùng eo… Chính điều này khiến nhiều chị em ngộ nhận rằng đai nịt bụng có thể giúp tiêu mỡ bụng, eo thon gọn hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp quấn băng dính, đai nịt bụng… chỉ có tác dụng nóng tại chỗ, làm tăng tuần hoàn, giãn mạch giúp quá trình thoát mồ hôi nhanh hơn, nhưng không tiêu mỡ vùng bụng.

Những điều nguy hiểm từ đai nịt bụng bạn cần lưu ý khi sử dụng

Theo các chuyên gia y tế, việc chị em ép mình chịu đựng áp lực từ đai nịt bụng sẽ gây tác động xấu đến dạ dày, khiến cho những đồ ăn chứa trong dạ dày có nguy cơ trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong đường tiêu hóa. Khi trào ngược axit lên thực quản gây ợ nóng, đầy bụng, chướng khí. Người mắc hội chứng ruột kích thích hay người không tự chủ được tiểu tiện khi dùng đai nịt bụng sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng khiến tình trạng bệnh tăng nặng. Gan, lá lách và thận cũng bị tổn thương.

Tác hại khôn lường của đai nịt bụng
Việc chị em ép mình chịu đựng áp lực từ đai nịt bụng sẽ gây tác động xấu đến dạ dày.

Việc quấn đai nịt bụng trong thời gian dài còn gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương sườn, chúng sẽ siết chặt phổi, khiến cho thể thích của khoang bụng bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình hô hấp, người sử dụng đai sẽ có cảm giác khó thở, nhanh xuống sức. Thậm chí, nhiều người nhịp thở không đều dẫn đến thiếu oxy và bị ngất khi vận động nhiều.

Với phụ nữ mới sinh có thể nịt bụng trong khoảng thời gian 4-6 tuần sau sinh. Nhưng đây là thời gian tử cung được phục hồi hoàn toàn vì vậy chị em không nên nịt bụng quá chặt bởi điều này sẽ khiến thiếu máu để nuôi dưỡng những vùng xung quanh, cản trở tuần hoàn khiến máu lưu thông không tốt, chưa kể ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành hẳn hoàn toàn… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục của cơ thể.

Bên cạnh đó, đai nịt bụng còn có thể gây ra mẩn ngứa, mụn nhọt vùng bụng, lưng do chật chội và bí hơi.

Vì vậy, nếu chị em đang muốn cải thiện ngoại hình, có vòng eo đẹp, thon gọn và săn chắc thì cần chăm chỉ tập luyện các bài tập gym giảm mỡ bụng, đồng thời xây dựng cho mình chế độ ăn uống ít chất béo, giảm đồ chiên xào, đồ ngọt, uống nhiều nước. Đừng quá tin tưởng vào quảng cáo trên mạng, từ những “người nổi tiếng” sử dụng các biện pháp không có cơ sở khoa học vì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 5 thói quen xấu đang đẩy bạn đến gần hơn với ung thư

Top 5 thói quen xấu đang đẩy bạn đến gần hơn với ung thư

Nhiều loại ung thư xuất phát từ các thói quen thiếu lành mạnh. Chính vì vậy, điều chỉnh lối sống là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh nan y này.

Đăng ngày: 22/06/2020
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cảnh báo một đại dịch mới bắt nguồn từ động vật xuất hiện

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cảnh báo một đại dịch mới bắt nguồn từ động vật xuất hiện

WWF kêu gọi một hành động toàn cầu khẩn cấp để giải quyết những vấn đề gây ra một đại dịch bắt nguồn từ động vật trong tương lai.

Đăng ngày: 22/06/2020
Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Năm 1954, ca ghép thận và cũng là ca ghép tạng đầu tiên thành công tại một bệnh viện ở Boston. Năm 1963, ca ghép phổi đầu tiên ở người được thực hiện tại Đại học Mississippi.

Đăng ngày: 20/06/2020
Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Kayla Hansen mắc căn bệnh mà nỗi đau của nó mang lại hơn cả khi sinh con, gãy xương hay hóa trị ung thư.

Đăng ngày: 20/06/2020
BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

Cả hai chỉ số BMI và tỉ lệ mỡ trong cơ thể đều được sử dụng để đo xem cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không.

Đăng ngày: 19/06/2020
ADN và gene trong di truyền học

ADN và gene trong di truyền học

Hiện tại, con người chỉ biết được 1,2% ADN của giống loài mình, nghĩa là còn tới 98,8% chưa được biết tới.

Đăng ngày: 19/06/2020
Bất ngờ những món ăn làm tăng hoặc giảm các loại đột quỵ

Bất ngờ những món ăn làm tăng hoặc giảm các loại đột quỵ

Nghiên cứu quy mô lớn của anh phát hiện ra rằng gu ăn uống của mỗi người sẽ liên quan đến những loại đột quỵ khác nhau.

Đăng ngày: 19/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News