Tác hại khôn lường của việc nói dối đối với trí não con người

Pinocchio - Cậu bé người gỗ, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần được nghe chuyện kể, đọc những cuốn sách hay xem những bộ phim về cậu bé Pinocchio. Mặc dù chúng ta thuộc lòng câu chuyện về cậu với vô vàn những chi tiết vụn vặt, những điểm nhấn của câu chuyện tuy nhiên, đặc điểm thú vị và cũng nổi tiếng nhất để chúng ta có thể liên tưởng đến Pinocchio đó là: Mỗi khi nói dối, mũi của Pinocchio sẽ dài ra.

Sẽ chẳng ai muốn khuôn mặt mình bị biến đổi như vậy sau mỗi lần nói dối. Tại sao? Rất đơn giản: Phần lớn thời gian trong ngày, con người lựa chọn giữa việc nói dối hay nói thật. Nếu như mỗi người chúng ta là một Pinocchio, chắc chắn các bác sỹ khoa phẫu thuật chỉnh hình sẽ còn kiếm được gấp hàng trăm, hàng ngàn lần thu nhập của họ hiện nay.

Tác hại khôn lường của việc nói dối đối với trí não con người

Đôi khi những lời nói dối không phải lúc nào cũng xấu xa, có những lời nói dối được con người sử dụng như những câu chuyện phiếm, những lời nói dối để người khác được yên tâm, thoải mái (Đã bao giờ bạn gặp vấn đề khó giải quyết nhưng vẫn nói với người thân rằng bạn vẫn ổn?),… Có lẽ nếu như khẳng định rằng dối trá là bản chất con người thì cũng hơi quá cực đoan, những trên thực tế, rất hiếm khi tìm thấy một ai có thể khẳng định rằng họ không bao giờ nói dối. Dù sao đi nữa, một lời nói dối hay nói thật cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống hay những mối quan hệ của bạn.

Rất may cho chúng ta, việc bị dài mũi sau mỗi lần nói dối chỉ là điều nằm trong những cuốn sách cho trẻ em, sẽ chẳng ai phải đến gặp bác sỹ sau một ngày dài “chém gió”. Tuy nhiên, những lời nói dối vẫn sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với chính bản thân người sử dụng chúng. Hãy cùng tìm hiểu tác hại mà những lời nói dối mang đến cho bản thân chúng ta (Tạm không xét đến việc bị bẽ mặt, mắng mỏ hay đánh đòn khi lời nói dối bị phát hiện).

1. Tác hại của những lời nói dối nhỏ (White lie)

Hãy tưởng tượng rằng bạn đến một nhà hàng, gọi đồ ăn, tận hưởng thức ăn… Và mặc dù vẫn biết món ăn không được ngon cho lắm nhưng khi người phục vụ đến hỏi bạn rằng thức ăn như thế nào, bạn sẽ trả lời như thế nào? Theo nghiên cứu, có đến 85% thực khách nói dối về cảm giác của họ với bữa ăn vừa sử dụng. Có lẽ bạn nghĩ rằng: “Có sao đâu. Đơn giản chỉ là vừa lòng nhà hàng vừa phục vụ mình”. Tuy nhiên, vấn đề sẽ nảy sinh sau những lời nói dối tưởng chừng vô hại này. Bạn sẽ không thể nhận được mức thanh toán hợp lý đối với bữa ăn mình vừa dùng, khoản tiền bo cho phục vụ bàn chắc cũng không nhỏ.

Những lời nói dối nhỏ nhặt và vụn vặt không đem đến hậu quả gì quá lớn cho chúng ta một cách trực tiếp, tuy nhiên, chúng lại gây nên những phiền toái gián tiếp mà bạn sẽ phải chịu. Việc nói dối tại nhà hàng như trên chỉ là một trong nhiều tình huống mà bạn gặp phải trong cuộc sống.

Tác hại khôn lường của việc nói dối đối với trí não con người

Không vừa ý với cách cư xử của một người nhưng lại không muốn mất lòng người ấy, bạn sẽ phải chịu đựng những hành động chướng mắt này mãi mãi. Không muốn làm việc quá sức nhưng lại sợ bị sếp hay đồng nghiệp dè bỉu, bạn sẽ mãi phải chìm trong núi công việc. Không thấy thoải mái nhưng vẫn nói dối rằng mình vẫn ổn, bạn sẽ phải một mình giải quyết tất cả những rắc rối của cuộc sống…

Xét theo một cách nào đó, những lời nói dối nhỏ khá vô hại và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự vô hại của những lời nói dối nhỏ chỉ là đối với người nghe, còn đối với người sử dụng, hậu quả của những “lời nói dối vô hại” lại có hại vô cùng.

2. Tác động sâu của những lời nói dối

Nếu theo đúng với những gì đã suy luận ở trên, chúng ta có thể thấy nói dối tác động khá lớn với tinh thần, đầu óc của chúng ta. Những lời nói dối tưởng chừng vô hại ấy lại có thể cho chúng ta sự căng thẳng và không thoải mái kéo dài trong một khoảng thời gian lớn, gây căng thẳng đầu óc và dẫn đến mệt mỏi cho cơ thể.

Tác hại khôn lường của việc nói dối đối với trí não con người

Có lẽ nói thật rất khó vì trong cuộc sống, có rất nhiều điều bạn không muốn phơi bày cho người khác ngay cả khi họ vô cùng gần gũi với bạn. Tuy nhiên, xét theo khoa học, nói thật lại vô cùng đơn giản, những lời nói thật là những lời kể chuyện. Để nói thật, bạn chỉ cần nhớ lại và kể về sự việc đã xảy ra. Nói dối lại hoàn toàn khác. Nói dối đòi hỏi bạn phải nghĩ ra một câu chuyện, tưởng tượng rằng bạn đã từng sống trong câu chuyện ấy, che dấu những khuyết điểm trong câu chuyện mà bạn vừa mới nghĩ ra và ăn khớp câu chuyện này với những gì xảy ra xung quanh để nó có vẻ giống thật. Trong một vài giây ngắn ngủi, bộ não bạn phải làm việc hết công suất để xuất bản được những lời nói dối và đó chính là lý do chúng ta cảm thấy khó chịu, căng thẳng mỗi khi nói dối.

Không chỉ dừng lại ở những phản ứng tức thời này, việc nói dối hết lần này đến lần khác, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho sự căng thẳng chồng chất trong tâm trí bạn và khiến cho bạn ngày càng mệt mỏi hơn.

Nếu có chút nghi vấn về tác hại mà những lời nói dối gây ra, bạn hãy nghĩ về những chiếc máy kiểm tra nói dối. Chẳng có một cỗ máy nào của con người tạo ra tính đến giờ phút này có thể lắng nghe, hiểu và phân tích được rằng lời nói của một người là thật hay giả dối. Những chiếc máy kiểm tra này chỉ phân tích những biểu hiện, sơ đồ điện não của con người về sự bất thường, căng thẳng bên trong não bộ của một cá thể để biết người đó có đang nói dối hay không. Mặc dù căng thẳng không phải là bằng chứng hoàn hảo để cho rằng một người đang nói dối nhưng sự căng thẳng vẫn là một biểu hiện của việc nói dối.

Nói dối thực sự tác động rất nhiều lần đối với cơ thể của chúng ta. Đôi khi, khi đang thư giãn, thoải mái, bạn sẽ không cảm thấy sự căng thẳng mà những lời nói dối đã xây dựng trong não bộ của bạn nhưng nó vẫn ở đó đợi chờ, rình rập để làm tổn thương tâm trí của bạn mỗi khi bạn bước vào thế giới của sự dối trá.

Tác hại khôn lường của việc nói dối đối với trí não con người

3. Kết

Thế giới mà chúng ta đang sống không phải là một hệ kiểu mẫu, cuộc sống không theo một hướng duy nhất mà nó biến đổi và đa dạng. Mặc dù những lời nói dối gây hại cho bản thân, đôi khi, tại một vị trí nào đó, trong một tình huống nào đó, nói dối thực sự cần thiết. Nếu như những lời nói thật đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm và cách duy nhất để được an toàn là nói dối thì dù cho trí não có bị tổn thương đi nữa, bạn vẫn phải sử dụng những lời nói thiếu chân thật.

Và dù cho những căng thẳng đầu óc, những mệt mỏi về thể xác đang bủa vây bạn khi bạn nói dối thì những lời nói thật vẫn không phải là sự lựa chọn của số đông. Con người là loài sinh vật kỳ lạ và khó hiểu, mỗi ngày, chúng ta đưa ra những quyết định và cách giải quyết vô cùng khó hiểu.

Tuy nhiên, dù cho những lời nói dối đôi khi rất cần thiết, chúng ta vẫn có thể tìm thấy rất nhiều lý do để nói thật. Trước khi mở lời hay đưa ra những quyết định về hành động của bản thân, hãy nhớ phải cân nhắc giữa sự lịch sự với lợi ích của chính bản thân. Bạn không thể luôn luôn nói sự thật, nhưng bạn càng nói thật bao nhiêu thì cơ thể, đầu óc bạn càng cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái bấy nhiêu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News