rắn độc
Rắn độc là các loài rắn có nọc độc, chúng sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi (ngược lại, đa số loài rắn không độc xiết con mồi đến chết). Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân chia chính thức dùng trong phân loại. Rắn độc thuộc các họ Elapidae, Viperidae, Hydrophiidae, và Atractaspididae (và một số từ họ Colubridae) là loài rắn có nọc độc lớn.
Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh, như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng đồng thời nanh cong về phía sau. Điều này gây khó khăn cho rắn để sử dụng nọc cũng như cho các nhà khoa học muốn lấy chúng.
Rắn độc bao gồm một số họ rắn và không hình thành một nhóm phân loại duy nhất. Điều này đã được giải thích có nghĩa là nọc độc ở rắn có nguồn gốc nhiều hơn một lần như là kết quả của sự tiến hóa hội tụ. Bằng chứng gần đây đã được trình bày giả thuyết Toxicofera.
Lạ lùng rắn "quỷ Satan" xuất hiện ở Việt Nam
Với hai chiếc sừng kỳ lạ nhô lên trên đầu, loài rắn này không khỏi gợi liên tưởng đến hình tượng quỷ Satan trong truyền thuyết.
Đăng ngày: 05/02/2013
Rắn hổ mang bảo vệ hai chú cún suốt 48h
Một con rắn hổ mang chúa được cho là đã bảo vệ cho hai chú chó con khỏi bị chết chìm khi chúng không may bị rơi xuống giếng.
Đăng ngày: 09/01/2013
Loài rắn biển độc chết người
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland vừa khám phá ra bí mật của các con rắn biển có nọc độc nguy hiểm chết người vốn trước đây được coi là thuộc về một loài duy nhất.
Đăng ngày: 12/12/2012
Loading...
Nọc rắn cực độc có thể làm thuốc giảm đau
Nọc của một trong những loại rắn độc nhất trên thế giới có thể được sử dụng để điều chế ra dòng thuốc giảm đau mới, ưu việt hơn các loại hiện có trên thị trường, theo một nghiên cứu mới.
Đăng ngày: 05/10/2012
Tại sao rắn hổ mang bành rộng cổ được?
Hổ mang là loài rắn chứa nọc độc chết người sống ở vùng Châu Á và Châu Phi. Thông thường thân hình loài rắn này tương tự như bất kỳ con rắn nào khác, nhưng chúng còn có khả năng san bằng đầu mình thành hình như mui xe.
Đăng ngày: 10/08/2012
Phát hiện loài rắn cực độc có sừng
Loài rắn này dài khoảng 0,6 mét, có cả màu đen, màu vàng, và có 2 cái vảy trên đôi mắt màu ôliu giống như đôi sừng. Hiện chúng đang được xếp là một loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trong danh sách các loài nguy cấp của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Dân số của loài này cực kỳ hiếm lại đang
Đăng ngày: 04/01/2012
Thái Lan: Cá sấu, rắn độc lổm ngổm trên phố sau lũ
Mỗi ngày, nhà chức trách Bangkok nhận được khoảng 10 cuộc gọi của người dân trình báo rằng họ đã thấy trăn và rắn độc trên đường phố.
Đăng ngày: 30/11/2011
Ngụy trang giống rắn độc để tự vệ
Các nhà khoa học tìm thấy, những con rắn không độc ngụy trang đầu mình giống như rắn có nọc độc để tránh bị ăn thịt.
Đăng ngày: 03/08/2011
Cô bé 8 tuổi chỉ thích chơi... rắn độc
Thay vì chơi với búp bê, bé gái Kajol Khan, 8 tuổi, lại thích chơi cùng những chú rắn hổ mang chúa cực độc. Hiện tại, cô bé người Ấn Độ đang nuôi 6 con rắn hổ mang chúa trong phòng của mình.
Đăng ngày: 15/04/2011
Loading...
Rắn có chân ở Trung Quốc
Dean Qiongxiu - một phụ nữ 66 tuổi tại Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên - nhìn thấy con vật bám vào tường của phòng ngủ vào nửa đêm.
Đăng ngày: 15/09/2009
Tiêu điểm