Tai hại ít ai biết đến sau khi thắng giải Nobel
Thống kê cho thấy các nhà khoa học bị giảm năng suất nghiên cứu và số lượng ý tưởng mới sau khi dành giải thưởng danh giá nhất trong khoa học.
Đối với nhiều nhà khoa học, không có thành tích nào vĩ đại hơn đoạt giải Nobel. Kể từ khi được tạo ra vào năm 1901, huy chương Nobel đã ghi nhận những bước đột phá giúp mở rộng hiểu biết của loài người về thế giới.
Nhưng giải thưởng này đồng thời cũng là "kẻ hủy diệt" năng suất. Số sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học có xu hướng tụt dốc sau khi họ giành giải Nobel, theo thống kê mới của Cục Nghiên cứu kinh tế Mỹ.
Giải thưởng Nobel, một trong những giải thưởng khoa học danh giá nhất, liên quan đến sự giảm hiệu suất nghiên cứu của người đoạt giải. (Ảnh: AP).
Dữ liệu về những người đoạt giải Nobel về sinh lý học và y học từ năm 1950-2010 cho thấy có 3 yếu tố suy giảm sau khi một nhà khoa học nhận giải thưởng, đó là số lượng bài báo xuất bản, tác động của những bài báo đó dựa trên số lần chúng được trích dẫn và tính mới lạ của ý tưởng, theo Science.
Giải Nobel thường được trao cho các nhà khoa học ở giai đoạn cuối của sự nghiệp, cũng là thời điểm năng suất thường giảm. Vì vậy, để cho thấy tương quan giữa giải Nobel và năng suất thay vì tuổi tác, các nhà thống kê đã so sánh những người đoạt giải Nobel với những người đoạt giải thưởng Lasker, một giải thưởng y khoa danh giá khác cũng thường trao cho các nhà khoa học lớn tuổi.
Trước khi giành giải thưởng, những người đoạt giải Nobel xuất bản thường xuyên hơn so với những người đoạt giải thưởng Lasker. Các bài báo của họ cũng mới lạ hơn và thu được nhiều trích dẫn hơn.
Tuy nhiên, sau khi đoạt giải Nobel, xu hướng này đã thay đổi. Trung bình, những người đoạt giải Nobel bị sụt giảm cả về năng suất, tính mới lạ và số lượng trích dẫn xuống ngang bằng với những người đoạt giải Lasker, đôi khi thấp hơn họ.
So với những người đoạt giải Lasker, những người đoạt giải Nobel công bố nhiều hơn khoảng một nghiên cứu mỗi năm, trong vòng 10 năm trước khi nhận giải. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm sau khi nhận giải, nhóm đoạt giải Lasker lại công bố nhiều hơn khoảng một nghiên cứu mỗi năm so với các đồng nghiệp đoạt giải Nobel.
Năng suất của nhóm Lasker cũng giảm nhẹ sau đi đoạt giải, do đó sự đảo ngược năng suất này hoàn toàn do sự suy giảm trong nhóm đoạt giải Nobel.
“Tôi kỳ vọng sự suy giảm về năng suất, do các nhà khoa học đoạt giải sẽ mất nhiều thời gian hơn cho các công việc khác, nhưng thực sự ngạc nhiên trước sự suy giảm tính mới”, Jayanta Bhattacharya, nhà kinh tế học y tế và nhà dịch tễ học tại Đại học Stanford, cho biết.
Kirk Doran, nhà khoa học xã hội tại Đại học Notre Dame, người đã nghiên cứu tác động nghề nghiệp của việc giành được Huy chương Fields tương đương với giải Nobel về toán học, cho biết kết quả thống kê mới phù hợp với những phát hiện trước đây cho thấy các nhà toán học dường như cũng bị giảm năng suất sau khi giành giải Fields.
Nhóm thực hiện thống kê lưu ý kết quả này không chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa việc đoạt giải Nobel và sự sụt giảm năng suất. Tuy nhiên, theo Doran, việc giành được giải thưởng danh giá như vậy là một sự kiện thay đổi cuộc đời đối với hầu hết nhà khoa học. Họ có thể phải dành thời gian cho hàng loạt buổi phát biểu, phỏng vấn truyền thông, ra mắt sách, tất cả đều ăn vào thời gian và năng lượng dành cho công việc nghiên cứu.
Giải Lasker, mặc dù có uy tín trong lĩnh vực y tế, nhưng không mang lại sự nổi tiếng đối với đại chúng như giải Nobel. Những nhà khoa học dành giải Nobel gần như trở thành người nổi tiếng. Theo các tác giả thống kê, câu hỏi đặt ra là liệu lợi ích do giải thưởng đem lại có lớn hơn thiệt hại về nghiên cứu hay không.

Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, đâu là nơi an toàn nhất để trú ẩn?
Một nghiên cứu khoa học đưa ra lời khuyên khi xảy ra thảm họa hạt nhân, bao gồm cả những nơi tồi tệ nhất có thể trú ẩn.

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?
Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Khoa học đã chứng minh “tiếng sét ái tình” chỉ là sự ham muốn thể xác
Trong sự phấn khích của sự lãng mạn, có thể dễ dàng tin rằng hai người xa lạ có thể yêu nhau ngay lần đầu gặp mặt. Nhưng tình yêu đến từ cái nhìn đầu tiên có thật không?

Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ
Người xưa cho rằng những người chết vì treo cổ là những cái chết đau đớn nhất, linh hồn sẽ không được siêu thoát mà sẽ để lại oán khí và quậy phá người còn sống.

Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới
Bia sữa, bia nước tiểu bò, bia sữa ngựa, bia pizza, bia giúp ngực to… là những loại bia độc nhất vô nhị trên thế giới.

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?
Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.
