Tái lập mô hình sao Hỏa trên Trái đất
Các nhà khoa học Tây Ban Nha vừa tạo lập một căn phòng mô phỏng đầy đủ mọi điều kiện khí hậu và môi trường của sao Hỏa để nghiên cứu.
Theo trang web công nghệ CNET ngày 25/3, bụi trên sao Hỏa cực kỳ nguy hiểm. Hình thành từ silicat, khi xâm nhập vào phổi người, bụi sao Hỏa biến thành các hóa chất nguy hiểm. Bụi sao Hỏa hình thành từ những hạt cực nhỏ, do đó kể cả những hệ thống lọc bụi hiện đại nhất cũng khó có thể cản trở chúng.
Các thiết bị dùng để tạo lập môi trường sao Hỏa trong phòng thí nghiệm - (Ảnh: Science Daily)
Bụi sao Hỏa còn là mối đe dọa lớn đối với các thiết bị máy móc. Do lượng tích tụ ôxít sắt từ cao, bụi sao Hỏa có thể bám vào và làm mòn bề mặt các loại máy móc. Để nghiên cứu cách chống bụi sao Hỏa, các chuyên gia Tây Ban Nha đã xây dựng một căn phòng mô phỏng điều kiện tự nhiên trên hành tinh đỏ, bao gồm áp suất, nhiệt độ, bầu không khí, tỉ lệ phóng xạ và bụi.
Trong căn phòng mang tên Cỗ máy MARTE, nhiệt độ có thể dao động từ -165 độ C tới 149 độ C và bầu không khí chứa tới 95% CO2. “Chúng tôi mô phỏng tác động của bụi sao Hỏa nhằm hiểu rõ cách các thiết bị phản ứng thế nào khi bị loại bụi này phủ kín” - nhà nghiên cứu Jesus Sobrado thuộc nhóm chuyên gia đến từ Viện Instituto de Ciencias de Materiales tại Madrid.
Nhóm nghiên cứu cũng đang hợp tác với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để giúp cơ quan này thử nghiệm các thiết bị sẽ được đưa lên sao Hỏa trong các dự án tới. “Phòng thí nghiệm này sẽ giúp trả lời rất nhiều câu hỏi về sao Hỏa và các thiên thể có liên quan khác” - nhà khoa học Jose Angel Martin-Gago thuộc nhóm nghiên cứu khẳng định.
Ngoài phòng thí nghiệm mô phỏng điều kiện sao Hỏa, nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha cũng đã xây dựng một số phòng thí nghiệm mô phỏng môi trường của các hành tinh khác và của Europa, một trong các mặt trăng của sao Mộc, cũng như môi trường không gian giữa các hành tinh.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
