Tái phát hiện loài chuột núi lửa tưởng đã tuyệt chủng
Các nhà sinh vật học lần đầu tiên tìm thấy loài chuột núi lửa Pinatubo kể từ sau thảm họa phun trào cách đây ba thập kỷ.
Vào tháng 6/1991, ngọn núi lửa Pinatubo trên đảo Luzon của Philippines đã thổi bay đỉnh của nó theo đúng nghĩa đen. Đây là vụ phun trào mạnh thứ hai trong thế kỷ 20, kéo theo những tác động rất tàn khốc.
Sau vụ phun trào, dung nham và tro bụi tràn ra môi trường xung quanh ở dãy Zambales và đọng lại thành từng lớp dày tới 180 m trong các thung lũng. Bão và gió mùa còn gây ra những trận lở đất và "lũ tro bụi" kéo dài hàng tháng. Sự kiện không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng trăm người mà còn tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái trong khu vực.
Khi Pinatubo nổ tung, nhiều người tin rằng nó đã xóa sổ loài chuột núi Apomys sacobianus. Đây là loài động vật đặc hữu chỉ được tìm thấy trên đỉnh núi Pinatubo. Kể từ khi được mô tả vào năm 1962, sinh vật gặm nhấm nhỏ bé này đã phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống.
Một mẫu vật chuột Apomys sacobianus được phát hiện trên núi Pinatubo. (Ảnh: Danny Balete).
Hai thập kỷ sau thảm họa phun trào, các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Field, Danilo đã hai lần quay trở lại Pinatubo vào năm 2011 và 2012 để khảo sát các loài động vật có vú từ chân núi lên đỉnh núi, nhưng không tìm thấy bất kỳ cá thể Apomys sacobianus nào.
"Chúng tôi cũng tìm kiếm chuột Pinatubo tại các đỉnh núi lân cận trên dãy Zambales nhưng không có kết quả. Vào thời điểm đó, mọi người nghĩ rằng chúng có thể đã biến mất hoàn toàn do vụ phun trào", Larry Heaney, người quản lý động vật có vú tại Bảo tàng Field, kể lại.
Tuy nhiên, trong một báo cáo mới trên Tạp chí Khoa học Philippines trong tháng này, Heaney cùng các cộng sự cho biết đã tái phát hiện loài chuột núi Pinatubo sau nỗ lực tìm kiếm không biết mệt mỏi trong những năm gần gây.
"Thật đáng ngạc nhiên, chuột núi lửa Apomys sacobianus không những không bị xóa sổ mà còn phục hồi mạnh mẽ trong cảnh quan bị xáo trộn lớn", Eric Rickart, Giám đốc Bộ phận Động vật có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh.
Hệ sinh thái phục hồi trên núi Pinatubo sau nhiều thập kỷ. (Ảnh: Danny Balete).
Núi Pinatubo đang dần hồi sinh với thảm thực vật thứ hai. Dù thưa thớt và cằn cỗi hơn trước đây, sự trở lại của các khu rừng đã thu hút nhiều loài động vật có vú di chuyển đến, trong đó có cả những loài không phải bản địa. Rickart tin rằng núi Pinatubo là một nơi tuyệt vời để thiết lập dự án dài hạn nhằm theo dõi sự phục hồi của môi trường sống sau sự kiện phun trào.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
