Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?

Bạn có thể đứng trên tảng băng ở Nam Cực bao lâu trước khi đôi chân đóng băng? Có lẽ là từ 1 đến 2 phút. Thế nhưng, nếu bạn là một con chim cánh cụt hoàng đế, bạn có thể chịu được điều đó trong vòng 2 tháng, cùng những con gió lạnh có nhiệt độ xuống -59,4 độ C.

Nghe thì có vẻ như những đôi chân trần của chim cánh cụt sẽ rất lạnh, thế nhưng, bên trong chúng có một cơ chế tuần hoàn đặc biệt, có thể hoạt động như một loại chất chống đông lạnh nhằm đảm bảo giữ đủ độ ấm cho cơ thể giúp chúng không bị đóng băng.

Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?
Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt.

Trải qua hàng trăm năm, chân và bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể. Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng. Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt. Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau. Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể. Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.

Khả năng đặc biệt này là một phần trong những cách mà chim cánh cụt giữ ấm trứng của mình cho đến khi nở. Chim đực sẽ ấp một quả trứng trên đỉnh bàn chân của chúng vào mỗi tối mùa đông trong vòng 2 tháng, trong khi con cái sẽ ra ngoài kiếm ăn trên biển. Chúng cũng che chắn cho trứng bằng một vạt da bụng khá ấm áp, được gọi là túi ấp, để tránh xa các yếu tố bên ngoài.

Sự nuôi dưỡng của những con chim đực không chỉ dừng lại ở đó. Nếu con cái không mang thức ăn trở về đúng lúc trứng nở, những con đực sẽ cho con của mình ăn một loại "sữa" được tạo ra từ các tế bào đặc biệt nằm bên trong họng của chúng trong vài ngày.

Con người chúng ta cũng có khả năng hạn chế sự lưu thông của máu đến các tứ chi trong thời tiết giá lạnh, dù sẽ không nhiều như chim cánh cụt. Tay chúng ta sẽ dần trắng hơn trong suốt mùa đóng băng lạnh giá bởi vì có rất ít máu bên trong đó. Lượng máu này được chuyển đến "phần lõi" của cơ thể để đảm bảo các cơ quan quan trọng khác được giữ ấm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về loài tôm hùm đất

Sự thật về loài tôm hùm đất

Tôm hùm đất ăn tất cả thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa, khiến những loài tôm, cá đặc trưng có thể biến mất.

Đăng ngày: 21/05/2019
Tại sao dê leo núi giỏi?

Tại sao dê leo núi giỏi?

Chắc chắn bạn không tin vào mắt mình khi thấy con dê núi đứng cheo leo trên vách đá, nơi khó có loài nào đặt chân tới được. Thế nhưng tự nhiên kỳ diệu lắm.

Đăng ngày: 20/05/2019
Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói

Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói

Trừ phi bị nước mưa làm ngập hang, chúng sẽ không bao giờ mạo hiểm bò lên trên mặt đất.

Đăng ngày: 18/05/2019
Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ 150kg mà ngư dân bắt được trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải, loài cá tưởng như đã tuyệt chủng ở Việt Nam.

Đăng ngày: 16/05/2019
Hổ săn mồi như thế nào?

Hổ săn mồi như thế nào?

Những “chú mèo” to xác này có thể hạ gục con mồi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ đồng loại.

Đăng ngày: 16/05/2019
Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Chính quyền Úc đã đưa ra kế hoạch ném xúc xích tẩm độc xuống từ giờ tới 2020 nhằm tiêu diệt hơn 2 triệu con mèo hoang dã để bảo vệ các loài ở địa phương.

Đăng ngày: 16/05/2019
Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Ốc bùn răng cưa là một loại ốc bùn, tên khoa học Nassarius papilosus, có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Đăng ngày: 15/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News