Tại sao bàn chân lại ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ cơ thể như vậy?
Ví dụ bạn đang đang đắp chăn và cảm thấy hơi nóng, bạn chỉ cần cho chân ra ngoài là nhiệt độ lại trở nên hoàn hảo. Hoặc nếu bạn đang thấy lạnh thì đi tất (vớ) vào sẽ thấy cơ thể ấm lên ngay lập tức.
Dưới đây là câu trả lời từ giáo sư Jim Cotter, trường đại học Otago:
"Đúng là bàn chân có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ cơ thể, nhất là trong giấc ngủ.
Vì một vài lý do, bàn chân giúp chúng ta giữ nhiệt độ ổn định cho cơ thể.
Cũng như tay, bàn chân có diện tích bề mặt lớn cũng như các mạch máu đặc thù chỉ mở để cho những lượng lớn máu đi qua, nên chúng tỏa nhiệt nhanh hơn khi cần thiết. Khi không cần, những mạch máu này sẽ co lại.
Nếu bị lạnh quá mức, bàn chân sẽ kích hoạt các thụ thể cảm nhận đau, gây thiếu thoải mái.
Điều này, cộng với việc bàn tay và bàn chân nằm ở cuối các chi cũng như không có cơ (cơ tỏa nhiệt), dẫn đến nhiệt độ của chúng sẽ hạ nhanh hơn các nơi khác trên cơ thể.
Thế nên, bằng việc sử dụng các dây thần kinh đặc thù điều khiển bởi bộ điều nhiệt trong não, chúng ta hầu như có thể thay đổi nhiệt độ của bàn chân, qua đó nhiệt độ cơ thể sẽ được điều chỉnh một cách chính xác.
Còn về việc "ấm lên ngay tức thì khi mang tất", nó thiên về cảm giác nhiều hơn là thực tế (tuy nhiên trong một số trường hợp thì thì cảm giác đó lại là thật).
Nếu bị lạnh quá mức, bàn chân sẽ kích hoạt các thụ thể cảm nhận đau, gây thiếu thoải mái; vì vậy việc làm ấm chân thực ra sẽ mang lại lợi ích rõ ràng.
Điều này cũng liên quan tới câu nói, rằng nếu lạnh hãy đội mũ vào. Bởi đầu mất một lượng lớn nhiệt khi ta lạnh và nó cũng không thể tự giữ nhiệt mãi được.
Việc chúng ta có thoải mái với nhiệt độ hiện tại hay không cũng rất quan trọng.
Đội mũ mang lại hiệu quả rất lớn, về cả cảm giác lẫn thực tế, nó cũng khiến bộ điều nhiệt đỡ ngăn dòng chảy của máu xuống chân hơn, do đó chân sẽ không bị lạnh và thoải mái hơn".

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?
Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt
