Tại sao các quan xưa khi tới buổi chầu đều cầm theo một 'tấm bài vị'?
Lời giải phía sau 'tấm bài vị' này sẽ khiến bạn bất ngờ!
Khi theo dõi những bộ phim điện ảnh và truyền hình về lịch sử Trung Quốc, khán giả thường thấy các quan đại thần trong mỗi buổi chầu vua đều xếp hàng ngay ngắn hai bên, trên tay mỗi người cầm một "tấm bài vị".
"Tấm bài vị" thường được làm bằng tre, gỗ, ngà voi, ngọc... được các quan cung kính cầm bằng hai tay. Trên "tấm bài vị" ghi chép những điều các quan muốn tâu với vua và mệnh lệnh của vua ban xuống (để tránh quên).
Ngoài việc dùng để ghi chép, "tấm bài vị" còn được sử dụng như một nghi thức cung đình. Quyền lực của hoàng đế xưa là tối cao, một người hơn vạn người, nên các quan đại thần không được phép thẳng lưng ngẩng đầu nhìn mặt hoàng đế. Bởi vậy, các quan sẽ dùng "tấm bài vị" để che mặt, luôn nhìn vào nó nhằm tránh ánh mắt hoàng đế.
Dưới triều đại nhà Đường, nhà Minh, vật dụng này còn có một chức năng khác là phân biệt cấp bậc của các quan trong triều. "Tấm bài vị" làm bằng ngà voi thể hiện hàng quan cao nhất, làm bằng ngọc là quan bậc giữa, còn ở vị trí quan bậc thấp làm bằng gỗ hoặc tre.