Tại sao cây bao báp là "báu vật của châu Phi" nhưng khi du nhập vào Trung Quốc lại trở thành "phế phẩm"?

Cây bao báp (baobab) là một loài cây mang tính biểu tượng của châu Phi. Với thân cây to lớn, tán lá rộng và khả năng trữ nước phi thường. Tuy nhiên, khi du nhập vào Trung Quốc, bao báp lại gặp phải số phận hoàn toàn khác, thậm chí bị coi là "phế phẩm".

Trên thực tế, cây bao báp không mọc ở Trung Quốc mà là một loại cây mọc ở lục địa châu Phi và được người dân địa phương gọi là "cây sự sống". Sở dĩ cây bao báp nổi tiếng như vậy chủ yếu là vì nó có thể tích trữ một lượng nước lớn trong mùa khô và trở thành "hồ chứa nước" quan trọng của người dân địa phương, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của họ.

Ngoài ra, cây bao báp còn có giá trị dinh dưỡng phong phú, không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn được dùng làm thuốc, mỹ phẩm,… có tác dụng quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của người dân địa phương. Những năm gần đây, với việc nghiên cứu chuyên sâu về cây bao báp, người ta ngày càng phát hiện ra nhiều giá trị tiềm năng khiến loài cây này thu hút được nhiều sự quan tâm.

Tại sao cây bao báp là báu vật của châu Phi nhưng khi du nhập vào Trung Quốc lại trở thành phế phẩm?
 Cây bao báp mang giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc với người dân châu Phi.

Tại châu Phi, cây bao báp được tôn kính như một báu vật quý giá. Với thân cây to lớn, sần sùi, có thể chứa hàng nghìn lít nước, nó đóng vai trò như nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nơi trú ẩn cho con người và động vật trong mùa khô khắc nghiệt. Lá, quả và hoa của cây cũng được sử dụng làm thực phẩm, thuốc men và nguyên liệu dệt may. Hơn thế nữa, cây bao báp còn mang giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc. Nó là biểu tượng của sức mạnh, sự trường thọ và may mắn. Nhiều truyền thuyết, nghi lễ và lễ hội được tổ chức quanh cây bao báp, gắn kết con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Ở quê hương của mình, cây bao báp là một loại cây nhiệt đới với hình dáng độc đáo, thân dày và tán rậm rạp, mang đến cho người ta cảm giác rất đặc biệt. Nó chủ yếu mọc ở các vùng nhiệt đới của lục địa châu Phi, yêu cầu về môi trường sinh trưởng không cao. Ngay cả trên đất khô cằn, cây bao báp vẫn có thể phát triển mạnh và trở thành một cảnh quan tuyệt đẹp.

Điều đáng ngạc nhiên nhất ở cây bao báp là thân cây tròn trịa, có kích thước khổng lồ nhưng không rỗng, thay vào đó bên trong lại là một “hồ chứa” có thể tích trữ một lượng nước lớn - cung cấp cho người dân địa phương nguồn nước quý giá và giúp họ sống sót qua thời kỳ hạn hán khó khăn.

Chính vì cây bao báp có ý nghĩa sinh tồn quan trọng ở những vùng đất khô cằn nên nó được người dân địa phương coi là loài cây linh thiêng, nó thường được dùng để tượng trưng cho sự bền bỉ của cuộc sống và niềm hy vọng vĩnh cửu, đã trở thành một thứ không thể thiếu của văn hóa châu Phi.

Ngoài ra, hạt của cây bao báp còn có thể dùng làm nguyên liệu thực phẩm. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cung cấp cho cơ thể năng lượng và dinh dưỡng cần thiết. Phần thịt của quả cũng có thể dùng để làm những món bánh ngọt và đồ uống.

Cành, lá và các bộ phận khác của cây bao báp có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, làm trắng và các tác dụng khác, đồng thời được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học và làm đẹp tại địa phương. Cây bao báp có ảnh hưởng lớn đến châu Phi.

Tại sao cây bao báp là báu vật của châu Phi nhưng khi du nhập vào Trung Quốc lại trở thành phế phẩm?
Cây bao báp rất khó phát triển ở Trung Quốc.

Vì cây bao báp có giá trị dinh dưỡng phong phú và những công dụng tiềm năng nên các tổ chức nghiên cứu khoa học ở một số nước, trong đó có cả Trung Quốc đã tìm nhiều cách để nhân giống loài cây này tại quốc gia của mình.

Tuy nhiên, do sự khác biệt lớn về khí hậu, môi trường giữa Trung Quốc và lục địa châu Phi nên cây bao báp không thích nghi được với môi trường sinh trưởng ở Trung Quốc. Mặc dù ban đầu nó gần như không thể tồn tại nhưng thời gian trôi qua, người ta phát hiện ra rằng cây bao báp vẫn có thể nhân giống một cách nhân tạo tại quốc gia này.  Tuy nhiên, một số vấn đề bất ngờ đã xảy ra sau đó. Tốc độ tăng trưởng của cây bao báp chậm lại đáng kể và nó không còn chịu được hạn hán như ở châu Phi.

Kết quả là cây bao báp vốn được coi là "cây sự sống" ở châu Phi đã không thể phát triển một cách bình thường ở vùng đất Trung Quốc, nhưng cây có thể sống xót được cũng không còn giữ lại được những đặc tính ban đầu và trở thành "phế phẩm".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

Khi nhiệt độ ở một thành phố thuộc một nước nhiệt đới mà lên đến 40 độ C thì người dân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, dễ kiệt sức, nhưng ở sa mạc thì không như vậy.

Đăng ngày: 13/06/2024
Tại sao sói, được biết đến là loài động vật vô cùng hung dữ lại tỏ ra sợ hãi khi tới gần lừa hoang?

Tại sao sói, được biết đến là loài động vật vô cùng hung dữ lại tỏ ra sợ hãi khi tới gần lừa hoang?

Sói xám (Canis lupus) là loài động vật ăn thịt đầu đàn nổi tiếng với bản tính hung dữ và khả năng săn mồi hiệu quả.

Đăng ngày: 12/06/2024
Tại sao cảm giác sạch sẽ lại khiến chúng ta dễ chịu đến thế?

Tại sao cảm giác sạch sẽ lại khiến chúng ta dễ chịu đến thế?

Con người chúng ta được " lập trình" để hoạt động tốt hơn trong một môi trường sạch sẽ, nếu môi trường xung quanh bẩn thỉu hoặc bừa bộn, nó thực sự có thể gây ra các tác động tiêu cực.

Đăng ngày: 11/06/2024
Vì sao người IQ cao không thích trò chuyện với người khác? Nghiên cứu tâm lý tiết lộ 2 lý do chẳng ngờ tới!

Vì sao người IQ cao không thích trò chuyện với người khác? Nghiên cứu tâm lý tiết lộ 2 lý do chẳng ngờ tới!

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao những người có chỉ số IQ cao thường ít nói, có vẻ khó gần?

Đăng ngày: 10/06/2024
Tại sao chúng ta bị xóa sạch ký ức về thời điểm còn là trẻ sơ sinh?

Tại sao chúng ta bị xóa sạch ký ức về thời điểm còn là trẻ sơ sinh?

Nhiều người trong chúng ta có thể nhớ rõ những kỷ niệm về thời thơ ấu, tuy nhiên hầu hết sẽ không thể nhớ được đoạn ký ức khi vừa lọt lòng mẹ và 2 năm đầu đời làm quen với thế giới bên ngoài.

Đăng ngày: 10/06/2024
Vì sao một số loại nhựa không thể tái chế được?

Vì sao một số loại nhựa không thể tái chế được?

Chúng ta đang khuyến khích giảm thiểu sử dụng nhựa, thu gom và tái chế nhựa để góp phần bảo vệ môi trường, nhưng không phải nhựa nào cũng tái chế được.

Đăng ngày: 09/06/2024
Vì sao có người ăn ít đã no, người ăn bao nhiêu vẫn đói?

Vì sao có người ăn ít đã no, người ăn bao nhiêu vẫn đói?

Một số tình trạng bệnh phổ biến có thể là nguyên nhân gây hội chứng " nhanh no" và "chóng đói".

Đăng ngày: 08/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News