Tại sao cây trồng tăng dịch bệnh sau mưa?

Những người nông dân từ lâu đã nhận thấy mối tương quan giữa các cơn mưa bão với sự bùng phát dịch bệnh ở các cây trồng. Các nhà nghiên cứu hiện đã rõ lí do tại sao: các giọt nước mưa là thủ phạm.

Các loại nấm ký sinh thuộc bộ Uredinale, vốn thường gây đốm nâu đỏ trên thân cây và lá cây, có thể phát triển đặc biệt tràn lan sau các cơn mưa, ăn ruỗng lá cây lúa mỳ và tiềm tàng phá hủy mùa thu hoạch. Trong một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Journal of the Royal Society Interface, một nhóm chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Massachusttes (Mỹ) và Đại học Liege (Bỉ) đã cho công bố các hình ảnh chụp tốc độ cao về những giọt mưa bắn tóe trên lá cây có phủ lớp chất lỏng nhiễm bẩn.

Tại sao cây trồng tăng dịch bệnh sau mưa?

Đoạn video hé lộ, các giọt nước mưa có thể đóng vai trò như tác nhân phát tán, và trong một số trường hợp còn làm bắn tóe các giọt nhiễm bẩn ra xa nguồn dung chứa chúng - lá cây.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát được các dạng phân tán đặc trưng và khám phá ra rằng, phạm vi phân tán phụ thuộc vào các đặc trưng cơ học của cây, đặc biệt là tính mềm dẻo của chúng.

Để rút ra kết luận, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các cuộc thử nghiệm với hàng chục loại tán lá phổ biến, kể cả lá cây thường xuân, lá tre, lá cây bạc hà và lá chuối.

Họ sau đó ghi lại trình tự những gì diễn ra khi các giọt nước mưa rơi xuống mỗi loại lá, sử dụng kỹ thuật quay phim tốc độ cao 1.000 khung hình/giây.

Tại sao cây trồng tăng dịch bệnh sau mưa?

Từ những gì thu được, nhóm nghiên cứu phát hiện, các lá cây không thể chống đỡ một lớp màng mỏng, mà thay vào đó hình thành các giọt trên bề mặt của chúng. Các mầm bệnh do đó trú ngụ trong các giọt nước, chứ không phải lớp màng mỏng trên bề mặt lá.

Nhà nghiên cứu Lydia Bourouiba thuộc trường MIT giải thích thêm: "Một cái cây có thể đóng vai trò như một tấm khiên và bị nhiễm mầm bệnh. Tuy nhiên, các đặc tính cơ học của nó sẽ không đủ để bắn tóe mầm bệnh sang cây bên cạnh. Và các giọt nước mưa đã giúp nó làm điều đó".

Theo nhóm nghiên cứu, khám phá của họ có thể thay đổi cách trồng cấy cây mùa vụ để phòng tránh được nhiều dịch bệnh cho cây trồng hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News