Tại sao chỉ cắt hành mới chảy nước mắt, còn cắt tỏi thì không?
Trải nghiệm chảy nước mắt khi cắt hành tây có lẽ rất nhiều người đã từng trải qua, đặc biệt là với những ai thường xuyên phải làm bếp. Nhưng bạn có thấy lạ không, khi hiện tượng ấy gần như chẳng xảy ra khi hành lá hoặc tỏi - những cây gia vị có họ hàng rất gần với hành tây?
Trước tiên, hãy tìm hiểu cơ chế "bán hành" cho đôi mắt của hành tây
Bất kỳ loài thực vật nào cũng vậy, khi bị tấn công, chúng sẽ tự vệ. Cơ chế tự vệ thông thường là tiết ra polyphenols có vị đắng, qua đó khiến các loài vật định ăn cây phải chùn bước. Nhưng với hành, cơ chế ấy mạnh mẽ hơn.
Hóa chất do hành tiết ra, cụ thể là propanthial s-oxide có thể gây kích ứng mạnh.
Hóa chất do hành tiết ra - cụ thể là propanthial s-oxide - có thể gây kích ứng mạnh, và quan trọng hơn là rất dễ bay hơi. Ngay khi được tiết ra, chúng sẽ nhanh chóng tìm đường vào mắt, kết hợp cùng nước có trong giác mạc tạo thành acid sulfenic. Tuy chỉ với hàm lượng và nồng độ nhỏ, nhưng cũng đủ để tuyến lệ bị kích thích mạnh, khiến bạn chảy nước mắt.
Trước kia, khoa học tin rằng khả năng "bán hành cho mắt" của hành tây xuất phát từ một loại enzyme có tên allicinase - đóng vai trò là chất xúc tác sinh học, giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh propanthial s-oxide.
Nhưng thực ra, cơ chế ấy phức tạp hơn. Nó bắt nguồn từ việc hành tây hấp thu lưu huỳnh trong đất, chuyển thành PRENCSO (1-propenyl-L-cysteine sulphoxide). Allicinase sau đó sẽ phản ứng với PRENCSO, tạo thành ammonia và 1 loại acid. Tiếp đó, một enzyme khác bắt đầu tổng hợp các sản phẩm ấy thành propanthial s-oxide - cũng là thứ khiến nhiều người "khóc mắt lệ nhòa".
Lý do tỏi thì không gây chảy nước mắt
Dù có họ hàng rất gần, và thậm chí hương vị có phần gay gắt hơn, nhưng tỏi lại không gây chảy nước mắt. Và theo Duane Mellor - một giảng viên từ ĐH Coventry (Anh Quốc) chia sẻ, nguyên nhân là do tỏi có chứa một hợp chất hơi khác một chút, đó là PRENCSO 2 - hay còn gọi là alliin.
PRENCSO 2 khác biệt ở chỗ, nó sẽ không bị phá vỡ cấu trúc để thành propanthial s-oxide. Thay vào đó, nó kích thích sản sinh allicin - một hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe con người.
PRENCSO 2 trong tỏi khác biệt ở chỗ, nó sẽ không bị phá vỡ cấu trúc để thành propanthial s-oxide.
Làm thế nào để nước mắt không tuôn rơi
Về mặt lý thuyết, cơ chế tự vệ của hành phụ thuộc vào 2 loại enzyme kể trên. Vậy nên nếu bằng cách nào đó phá hủy, hoặc làm chậm enzyme lại, hành sẽ không gây chảy nước mắt nữa.
Một trong những cách khả thi nhất về mặt lý thuyết là luộc hành trước, sau đó cắt rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Nhưng trên thực tế, không ai xử lý hành như vậy cả. Một phương án khác là lưu trữ hành trong tủ lạnh, nhằm làm chậm quá trình sản sinh enzyme. Tuy nhiên, hành bị giữ lạnh sẽ làm mất hương vị vốn có, đồng thời khiến củ bị nhũn, ăn không ngon.
Để hạn chế tình trạng cay mắt, chảy nước mắt khi cắt hành, trước tiên, hãy làm lạnh chúng (bằng cách cho vào tủ lạnh hoặc ướp đá) trong 30 phút. Lưu ý, bạn không nên để quá lâu để tránh bay mùi, sau đó cắt bỏ phần trên và bóc lớp bên ngoài. Sau đó, bạn nên giữ nguyên phần rễ của hành tây vì phần rễ có nồng độ các hợp chất lưu huỳnh cao nhất, có thể khiến mắt bạn bị tổn thương.
Cách đơn giản hơn là bạn có thể ngâm hành tây vào nước trong khi cắt nhỏ. Môi trường nước khiến các hợp chất của lưu huỳnh loãng hơn.
Hãy làm lạnh hành tây trong 30 phút trước khi cắt.
Ngoài ra, phần thịt của hành tây có cấu trúc hình ống, bạn có thể cắt theo chiều ngang của hành tây để tránh nước bắn vào mắt.
Bên cạnh đó, một mẹo thú vị khác có thể áp dụng là thở bằng miệng, thè lưỡi khi cắt hành hoặc mang kính bảo vệ. Các khí tiết ra từ hành tây sẽ phản ứng với lượng nước trên lưỡi, các thần kinh khướu giác gần tuyến lệ sẽ không bị kích thích khiến nước mắt chảy.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết
Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.
