Tại sao chim di cư không ở luôn phương Nam mà phải "nhọc công" bay về phương Bắc khi hết mùa lạnh?

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao các loài chim di cư không ở luôn phương Nam, mà lại "bay đi bay về" mỗi năm chưa?

Theo tổ chức chuyên về bảo tồn chim Audubon, trên thế giới hiện có ít nhất 4.000 loài chim di cư, chiếm khoảng 40% tổng số các loài chim trên địa cầu. Mặc dù loài người đã ghi nhận tập tính di cư từ phương Bắc về phương Nam của nhiều loài chim từ cách đây ít nhất 3.000 năm, vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa hiểu hết về hành vi thú vị này.

Một số loài chim di cư nổi bật nhất có thể kể đến hạc, cu gáy, én. Ngoài ra, nhạn Bắc Cực nổi tiếng là những "máy bay sinh học" thứ thiệt khi có thể bay từ Bắc Cực xuống Nam Cực vào mùa đông ở bắc bán cầu - đều là những nơi sinh sản của chúng. Với khả năng đó, chúng có thể trải qua tới 2 mùa hè mỗi năm.

Tại sao chim di cư không ở luôn phương Nam mà phải nhọc công bay về phương Bắc khi hết mùa lạnh?
Số lượng chim di cư chiếm khoảng 40% tổng số các loài chim trên địa cầu.

Tại sao chim lại di cư từ phía Bắc xuống phía Nam?

Trái với suy nghĩ trước đây, chim di cư không phải để tránh rét. Đơn giản, nếu nhìn vào loài nhạn Bắc Cực như ví dụ ở trên, ta sẽ thấy điểm đến của chúng là Nam Cực - vốn cũng giá rét ngang, thậm chí là hơn vùng Bắc Cực, nên quan điểm chim cần tránh rét vào mùa đông đã lỗi thời.

Xét về mặt tiến hóa, mọi sinh vật đều phát triển các tập tính nhằm thích nghi với điều kiện sống và tối ưu hóa khả năng sử dụng năng lượng nhất có thể. Câu hỏi ở đây là, tại sao các loài chim di cư "đầu tư" một lượng năng lượng khổng lồ để bay hàng chục nghìn km qua lại giữa phương Bắc và phương Nam mỗi năm? Tại sao chúng không định cư luôn ở một địa điểm nào đó với nguồn thức ăn dồi dào và dễ sinh tồn?

Tại sao chim di cư không ở luôn phương Nam mà phải nhọc công bay về phương Bắc khi hết mùa lạnh?
Một số loài chim thì đơn giản là di cư đến vùng nhiệt đới ấm áp.

Thức ăn, năng lượng và sinh sản chính là chìa khóa mà các nhà khoa học đang dựa vào để giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.

Đầu tiên, có một sự thật là mùa đông ở Bắc Bán cầu nhìn chung khá khắc nghiệt. Cần rất nhiều năng lượng để giữ ấm, và đồ ăn thì đặc biệt khó kiếm, đặc biệt là khi hoa trái, côn trùng, sâu bọ và các loài động vật không xương sống khác là chủ đạo trong "thực đơn" của chúng.

Hơn nữa, nhờ độ nghiêng của Trái Đất nên có sự đối lập về mùa giữa Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu - khi Bắc Bán cầu đang là mùa đông, thì tại Nam Bán cầu là mùa hạ ấm áp, dồi dào thức ăn. Một số loài chim thì đơn giản là di cư đến vùng nhiệt đới ấm áp. Một khi đến được các "bến đậu" phương Nam đó, lũ chim có thể tận hưởng nguồn thức ăn dồi dào, phong phú mà không tốn quá nhiều năng lượng giữ ấm.

Tại sao chim di cư không ở luôn phương Nam mà phải nhọc công bay về phương Bắc khi hết mùa lạnh?
Hai chú nhạn Bắc Cực.

Đến đây, câu trả lời sẽ bắt đầu sáng tỏ. Có lý do rõ ràng để chúng chấp nhận quãng hành trình khứ hồi dài dằng dặc như vậy quanh năm, đối mặt với vô số hiểm nguy (như bị săn bắn bởi con người) trên đường bay. Trong khi rất nhiều loài động vật không chọn làm điều này, một phần vì chúng không có khả năng di chuyển xa bằng, thì đó là chiến thuật sinh tồn của chim di cư.

"Nhọc công" bay đi bay về, nhưng đáng!

Nhưng tại sao chúng không ở lại định cư vùng nhiệt đới quanh năm ấm áp và dồi dào thức ăn chẳng hạn? Thì ra, mặc cho những bộ phim Hollywood hay bài hát, tranh ảnh về vùng nhiệt đới khắc họa, cuộc sống ở đây không hẳn là thiên đường. Đầu tiên, rõ ràng là nhiệt đới có nguồn thức ăn dồi dào nhưng số lượng những động vật háu đói cũng nhiều không kém.

Chim di cư, là những kẻ từ phương xa đến, phải cạnh tranh trực tiếp với những loài bản địa này. Chưa kể, môi trường nhiệt đới là "lồng ấp" hoàn hảo cho bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng.

Tại sao chim di cư không ở luôn phương Nam mà phải nhọc công bay về phương Bắc khi hết mùa lạnh?
Vùng nhiệt đới có số lượng hùng hậu các loài chim bản địa.

Để đối diện với tình trạng "tiến thoái lưỡng nan": phương Bắc thì lạnh giá nghèo nàn, phương Nam thì cạnh tranh khốc liệt và có nguy cơ bệnh tật, chúng phải phát triển một đối sách thật hoàn hảo. Những loài chim di cư vào mùa xuân đã làm được điều này một cách xuất sắc, khi chúng căn đúng thời gian xuân về ở phương Bắc - thời điểm bùng nổ thức ăn, hoa trái và côn trùng để quay về. Chúng tận dụng khoảng thời gian này cho hoạt động sinh sản.

Một vài điểm lợi nữa là:

  • 1. Khi chúng quay trở về, các loài động vật thiên địch như cáo hay các loài săn chim có sự sụt giảm dân số qua mùa đông khắc nghiệt, nên chúng có thể tận hưởng một mùa sinh sản an toàn, trù phú.
  • 2. Mùa xuân và hạ ở Bắc Bán cầu có ngày dài hơn đáng kể so với ban đêm, giúp lũ chim có thêm nhiều thời gian để kiếm mồi chăm con. Càng đi về các vĩ độ cao, chênh lệch này càng lớn - ở vòng Cực Bắc, hàng tuần liền mặt trời không lặn.

Nếu ở lại vùng nhiệt đới, ưu thế này bị triệt tiêu và hệ quả là chúng sẽ phải có ít con non hơn.

Tóm lại, việc di cư của các loài chim là một bài toán gồm rất nhiều biến số cần giải, và với sự thần kỳ của tiến hóa, qua hàng triệu năm, chúng đã phát triển được những chiến thuật tối ưu nhất cho "khoản đầu tư" năng lượng và khả năng duy trì nòi giống. Chúng phải trả lời vô số câu hỏi: Hành trình này có đáng không, có những rủi ro gì, có các loài săn mồi nào ở điểm đến, có các loại bệnh tật gì, chúng phải cạnh tranh với những loài nào (bao gồm cả con người)?

Tại sao chim di cư không ở luôn phương Nam mà phải nhọc công bay về phương Bắc khi hết mùa lạnh?
Chim én - "sứ giả" mùa xuân.

Với một "phương trình" phức tạp như thế, dễ hiểu là các loài chim có lẽ thông minh hơn ta tưởng. Vấn đề là, biến đổi khí hậu rất có thể đang tác động mạnh đến các biến số trên, khiến hành vi của chúng bị thay đổi.

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho sự thay đổi đó. Theo các kết quả từ năm 2010, chim cổ đỏ đã di cư đến nơi sớm hơn vài tuần so với khoảng năm 1990. Hoặc, một số loài chim hồng tước thay vì di cư đến Mỹ Latin như trước đó giờ không còn đi xa hơn vùng duyên hải Vịnh Mexico, ở xa hơn về phương Bắc khá nhiều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao chim khủng bố - Phorusrhacids lại là loài động vật ăn thịt đáng sợ nhất thời tiền sử?

Tại sao chim khủng bố - Phorusrhacids lại là loài động vật ăn thịt đáng sợ nhất thời tiền sử?

Trong phần lớn thời kỳ Đại Trung sinh, chim khủng bố thống trị Nam Mỹ và săn mồi bằng mỏ giống chim ưng - cho đến khi chúng tuyệt chủng khoảng 2 triệu năm trước.

Đăng ngày: 06/09/2022
Vì sao muông thú tại Nhật bỗng dưng

Vì sao muông thú tại Nhật bỗng dưng "nổi loạn", tấn công con người?

Thời gian gần đây tại Nhật Bản liên tiếp xảy ra các vụ tấn công con người và những hành vi bất thường khác của nhiều loài động vật.

Đăng ngày: 05/09/2022
Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng vì sao phụ nữ dễ xỉn hơn đàn ông?

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng vì sao phụ nữ dễ xỉn hơn đàn ông?

Lượng cồn trong máu có xu hướng cao hơn ở những phụ nữ uống cùng một lượng rượu trong cùng khoảng thời gian với nam giới.

Đăng ngày: 03/09/2022
Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời?

Vì sao châu Phi nhiều nắng nhưng lại khó làm điện mặt trời?

Sa mạc Sahara nói chung và khu vực Bắc Phi nói riêng là một trong những nơi có nguồn năng lượng chưa khai thác lớn nhất hành tinh.

Đăng ngày: 03/09/2022
Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?

Tại sao vết cắn của chó Pitbull đáng sợ hơn những giống chó khác?

Trong rất nhiều vụ chó Pitbull cắn người mà không có sự can thiệp kịp thời, nạn nhân thường bị thương nặng hoặc tử vong.

Đăng ngày: 01/09/2022
Vì sao cá mập vào gần bờ?

Vì sao cá mập vào gần bờ?

Nhiều người dân Mỹ lo ngại khi không ít trường hợp báo cáo về vết thương do cá mập cắn.

Đăng ngày: 31/08/2022
Tại sao miền Bắc đã vào thu mà vẫn nắng nóng như mùa hè?

Tại sao miền Bắc đã vào thu mà vẫn nắng nóng như mùa hè?

Tại Hà Nội, ngay sau đợt mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, thời tiết liên tục có nắng nóng kéo dài.

Đăng ngày: 31/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News