Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Có một nơ-ron trong não chó và các loài động vật có vú khác có chức năng phản ứng lại những kích thích ở phần nang lông.

Nếu bạn thích dành thời gian chơi đùa với chú chó hay mèo của mình, chắc chắn sẽ có lúc bạn xoa bụng chúng. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc về những đặc tính tâm lý, thể chất, và thậm chí là thần kinh đằng sau loại tương tác này hay không?

Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?
Hành động xoa bụng có thể giúp hạ nhịp tim và huyết áp của chó.

Xoa bụng có thể mang lại lợi ích cho chú chó nhà bạn trên nhiều cấp độ khác nhau. Chúng không chỉ thấy sung sướng, mà hành động này còn nhại lại một tập tính xã hội quan trọng giữa những chú chó – vốn là những sinh vật yêu thích sự đụng chạm – với nhau. Khi chó chơi đùa, chúng thích dùng bàn chân chạm vào đối tượng, có nghĩa là chúng rất muốn được tương tác vật lý thường xuyên với những người mà chúng xem là trong cùng một bầy. Bên cạnh những kích thích về hành vi mà việc xoa bụng có thể mang lại, còn có yếu tố về mặt thần kinh nữa. Chó có các nơ-ron cụ thể trong não – chúng sẽ phát sáng khi nang lông bị kích thích, và tạo ra một cảm giác thỏa mãn trong suốt quá trình được xoa bụng.

Thêm nữa, xoa bụng chú chó nhà bạn sẽ làm dịu tâm lý của nó đến mức có thể biểu hiện ra những lợi ích về thể chất. Cụ thể, hành động xoa bụng có thể giúp hạ nhịp tim và huyết áp của chó. Cả con người cũng có thể trải nghiệm "hiệu ứng thú cưng" này: huyết áp của bản thân người chơi đùa với chó cũng sẽ được giảm đi phần nào. Và mối liên kết ảnh hưởng qua lại với chú chó của bạn có thể được xem như một loại thuốc làm thoải mái tinh thần vậy. Khi bạn và chú chó cưng nhìn vào mắt nhau trong khi xoa bụng, lượng oxytocin trong cơ thể cả hai sẽ tăng vọt – chính là loại hormone tạo nên "mối liên hệ yêu thương" giữa người mẹ và em bé của họ.

Làm sao để biết liệu một chú chó có muốn được xoa bụng hay không? Chú thường thể hiện điều này rất rõ, nhưng điều đó không có nghĩa bạn cứ thế nhào đến xoa bụng nó mà bỏ qua những thứ khác. Hãy xem hành vi của chú chó. Nó có thư giãn không? Lưỡi có thè ra ngoài không? Có chấp nhận vỗ đầu hay xoa tai không? Hãy bắt đầu với cái đầu, bạn sẽ phát hiện ra rằng khi một chú chó cảm thấy thư giãn, nó sẽ "nằm một đống" ra sàn nhà và lăn ngửa ra để bạn dễ dàng chạm vào bụng nó hơn. Nếu một chú chó đang căng thẳng, biểu hiện qua hành vi lật người nhanh và ngoan ngoãn để lộ ra phần bụng, thì xoa bụng nó đầy âu yếm không phải là ý hay, bởi điều đó có thể làm gia tăng cảm giác lo lắng nó đang gặp phải. Dù hầu hết các giống chó thích được mát-xa phần bụng, sẽ có những chú chó không thấy thoải mái với hành vi mà chúng xem là dễ gây tổn thương và "hớ hênh" này. Hãy để chú chó của bạn chỉ cho bạn cần làm gì.

Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?
Mèo không thích lộ ra phần bụng, nơi chưa toàn bộ những cơ quan nội tạng quan trọng.

Còn mèo thì sao? Bí ẩn và khó tính, những sinh vật nhỏ nhắn này chỉ muốn tự vùng vẫy giữa thế giới, và điều đó có nghĩa nó sẽ - hoặc không – cho phép bạn xoa bụng. Trước tiên, bạn cần biết rằng nang lông nhạy cảm trên bụng mèo rất dễ bị kích thích quá mức. Điều đó giải thích tại sao mèo đôi lúc có vẻ muốn xoa bụng, nhưng rồi bất ngờ cắn hoặc đá chân sau để khiến hành động xoa bụng phải ngừng lại.

Và bởi vì mèo là những kẻ săn mồi hiên ngang trong một cơ thể nhỏ xinh, chúng sẽ không muốn trải nghiệm cảm giác thoải mái khi để lộ ra phần bụng, nơi chưa toàn bộ những cơ quan nội tạng quan trọng chỉ cách lớp da mềm đầy lông vài centimet. Chạm vào điểm này, đặc biệt khi một chú mèo đang nằm ngửa thư giãn, có thể kích hoạt cơ chế phòng thủ bằng răng và móng vuốt. Tuy nhiên, có những chú mèo lại cực thích xoa bụng – chẳng ai biết tại sao, vì loài mèo vốn bí ẩn mà!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Những “bài hát” réo rắt của chim cánh cụt jackass châu Phi được phát hiện tuân theo những quy tắc cực kỳ phổ biến của ngôn ngữ loài người.

Đăng ngày: 11/02/2020
Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang đe dọa các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.

Đăng ngày: 11/02/2020
Vì sao cua lại nhả bọt?

Vì sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Đăng ngày: 09/02/2020
Loài kỳ giông kỳ lạ có thể nằm yên bất động trong… 7 năm liên tục

Loài kỳ giông kỳ lạ có thể nằm yên bất động trong… 7 năm liên tục

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một loài kỳ giông có khả năng rất đặc biệt đó là nằm yên bất động trong suốt một thời gian dài.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tìm thấy hậu duệ của rùa khổng lồ

Tìm thấy hậu duệ của rùa khổng lồ "George cô đơn" đã tuyệt chủng

Các nhà thám hiểu đã tìm thấy 30 con rùa khổng lồ, trong đó có hậu duệ của loài rùa đã tuyệt chủng, trên Quần đảo Galápagos.

Đăng ngày: 05/02/2020
Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc?

Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc?

Trong ấn tượng của chúng ta, sa mạc là một mảnh đất rất cằn cỗi, đặc trưng chủ yếu nhất của nó chính là thiếu nước.

Đăng ngày: 02/02/2020
Tại sao các đại dịch của thế giới lại đến từ động vật?

Tại sao các đại dịch của thế giới lại đến từ động vật?

Sự sống sót tiến hóa của mầm bệnh phụ thuộc vào việc lây nhiễm sang vật chủ mới. Trong khi hệ thống miễn dịch của vật chủ mới cố gắng tiêu diệt mầm bệnh thì mầm bệnh cũng sẽ "tìm cách" tiến hóa để tồn tại bằng cách sang tiếp một loài mới nữa.

Đăng ngày: 01/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News