Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?
“Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm". Tại sao lại như vậy? Trước tiên chúng ta hãy xem nguồn gốc của mùi thơm từ đâu nhé.
Hoa có mùi thơm là do trong hoa có nhà máy chế tạo mùi hương, đó là những tế bào có chứa tinh dầu. Sản phẩm của nhà máy này chính là dầu thơm có mùi hương, nó phát ra từ các ống dẫn dầu, ở nhiệt độ bình thường có thể tỏa mùi hương theo nước, từ đó mùi hương bay ra thu hút con người, vì thế còn gọi là loại dầu bay hơi. Do loại dầu này ở mỗi loài hoa khác nhau. Loại dầu thơm này nếu Mặt Trời chiếu càng mạnh thì sẽ càng phát ra mùi thơm mạnh hơn, vì vậy lúc ánh sáng mạnh, hương thơm càng nồng hơn và bay xa hơn. Ngoài ra, trong một số loài hoa mặc dù không có tế bào dầu, nhưng các tế bào của nó trong quá trình trao đổi chất sẽ không ngừng tạo ra một số dầu thơm. Còn có một số tế bào hoa không thể tạo ra chất dầu thơm, nhưng chúng lại có một loại glucoxit, mặc dù chất này vốn không thơm, nhưng khi nó chịu sự phân giải chất men thì cũng tỏa ra mùi thơm.
Hoa có mùi thơm là do trong hoa có nhà máy chế tạo mùi hương, đó là những tế bào có chứa tinh dầu.
Tại sao vẫn có một số loài hoa không thơm? Nói một cách đơn giản là trong các hoa đó không có tế bào thơm, cũng chẳng có glucoxit. Một khi không có nhà máy sản xuất hương thơm thì đương nhiên không thể có sản phẩm thơm.
Các tế bào dầu trong đóa hoa không phải đều thơm, cũng có một số có mùi thối, thậm chí có loại có mùi rất thối, như cây niễng, cây nam mộc hương, cây hạt dẻ, hoa đại vương… khi nở hoa trong tỏa ra một mùi rất thối khó ngửi khiến cho con người không thể ngửi nổi, thậm chí ngay cả ong bướm cũng tránh xa chúng.
Tóm lại hoa thơm hay không thơm là do trong hoa có dầu bay hơi hay không. Còn như thơm hay thối là do các chất trong dầu bay hơi của các loại thực vật khác nhau cũng khác nhau, do đó mùi vị tỏa ra cũng khác nhau.
Vậy dầu bay hơi hình thành như thế nào? ý nghĩa sinh lý của thực vật ra sao? Câu hỏi này trước mắt chưa thể trả lời đầy đủ được.
Thông thường người ta cho rằng dầu bay hơi của thực vật là chất được tạo ra cuối cùng trong quá trình trao đổi chất của thực vật, cũng có người nói là chất bài tiết trong cơ thể thực vật hoặc chất thải của quá trình sinh lý, còn tuyệt đại bộ phận các nhà khoa học cho rằng nó là do chất diệp lục tạo ra trong quá trình quang hợp. Lúc cây mới lớn, chất này phân bố trong toàn thân cây, cùng với sự phát triển của cây, nó sẽ tích trữ ở các bộ phận khác của thực vật theo đặc tính sinh lý của mỗi loài, có loài tập trung trong cọng và lá cây như bạc hà, rau cần, cỏ thơm…; có loài trữ trong thân cây như cây gỗ đàn hương; có loài trữ trong vỏ cây như nguyệt quế, cây hậu phát (một vị thuốc Đông y); có loài trữ ở bộ phận nằm dưới đất như gừng; có loại trữ trong quả như cam, quýt, hồi, chanh. Nói chung, chất dầu bay hơi phần lớn tích trữ trong cánh hoa thực vật.
Trên thực tế, chất dầu bay hơi tồn tại trong thực vật có tác dụng nhất định của nó. Rõ ràng nhất là nhờ có mùi hương sẽ thu hút các loài côn trung truyền phấn đi xa giúp cây sinh sôi nảy nở, ngoài ra, dầu bay hơi có thể làm giảm sự bốc hơi của thành phần nước, hoặc dùng mùi thơm để gây độc hại cho các thực vật ở gần nó để bảo vệ mình.