Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Vậy cây làm thế nào để sống được khi bị rỗng thân?

Nếu bạn cắt ngang thân cây ra quan sát mặt cắt đó, thì thấy thông thường cấu tạo của thân cây như sau: lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, trên lớp biểu bì thường có lông hoặc gai; bên trong lớp biểu bì là lớp vỏ, trong lớp vỏ có một số tổ chức thành mỏng và tổ chức tương đối vững chắc, đó là phần trụ giữa của thân.

Ở trong phần trụ giữa có các mao mạch, đây là bộ phận quan trọng nhất của thân thực vật, chúng có chức năng dẫn nước và chất dinh dưỡng. Chính giữa của phần trụ giữa cũng là phần trung tâm nhất của thân cây, gọi là tủy. Tủy có những tế bào màng mỏng rất lớn, có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.

Tại sao có một số cây lại rỗng thân?
Tre, trúc là một trong số thực vật rỗng thân.

Nhưng có một số thực vật như lúa mì, lúa nước, tre, lau sậy, rau cần… thì thân lại rỗng. Điều này là do phần tủy của thân thực vật đã bị thoái hóa từ lâu rồi.

Thật ra thực vật đó cũng có thân đặc, nhưng thân rỗng có lợi cho thực vật hơn, nên trong quá trình tiến hóa lâu dài, thân đã rỗng dần.

Tại sao thân rỗng lại có lợi cho thực vật?

Các tổ chức cơ giới và mao mạch có trong thân thực vật cũng giống như dầm xà trong kiến trúc bê tông cốt thép, nhờ có chúng chống đỡ cây sẽ không bị đổ.

Chúng ta biết rằng cùng một lượng vật liệu như nhau, nếu làm cột chống tương đối to mà rỗng, thì sức chống đỡ sẽ khỏe hơn cột chống nhỏ mà đặc. Nếu thân thực vật có nhiều tổ chức cơ giới và mao mạch hơn, giảm bớt, thậm chí mất đi phần tủy mềm yếu, tạo thành kết cấu hình ống thì sức chống đỡ của thân vừa lớn lại vừa tiết kiệm được vật liệu.

Các loại thực vật thuộc họ thân lúa như lúa mì, lúa nước, lau sậy, trúc, tre, chính là những thực vật tiến hóa nhất cho nên đại bộ phận thân chúng đều rỗng.

Có một số cây trồng nông nghiệp (lúa mì, lúa nước) cũng dễ bị ngã đổ, là do tổ chức cơ giới trong thân chúng không phát triển lắm. Chúng ta có thể dùng phương pháp hạn chế lượng nước và phân đạm, tăng phân kali, để tăng cường tổ chức cơ giới của thân cây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?

Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt chúng thường sinh sôi nhiều trong mùa hè.

Đăng ngày: 27/02/2020
Nấm

Nấm "thây ma xanh" chống dịch châu chấu

Loại nấm thây ma xanh có thể khiến châu chấu chết dần bằng cách biến con côn trùng trở thành một khối rêu xanh.

Đăng ngày: 24/02/2020
Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên

Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên

Ruồi cuống mắt (Stalk-eyed flies) thuộc họ côn trùng thuộc họ Diopsidae, chúng khác với những loài côn trùng biết bay khác ở đặc điểm mắt có cuống dài. Chiếc cuống này nhô ra từ hai bên cạnh đầu còn mắt lại nằm ở đỉnh mút cuối của cuống.

Đăng ngày: 23/02/2020
Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới

Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới

Nhà sinh vật học Ian Strachan phát hiện hai loài ruồi ăn nấm lần đầu được quan sát thấy ở Anh trong một khu rừng trên Cao nguyên Scotland.

Đăng ngày: 20/02/2020
Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan

Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan

Những con châu chấu đầu tiên đã kéo tới Nam Sudan, đe dọa an ninh lương thực của một trong những quốc gia "dễ bị tổn thương nhất" thế giới.

Đăng ngày: 19/02/2020
Phát hiện loại virus khổng lồ

Phát hiện loại virus khổng lồ "ăn sống" vi khuẩn

Virus được tìm thấy có kích thước gấp 15 lần bình thường, chứa bộ ribosome và có khả năng thực hiện hướng dẫn DNA để xây dựng protein.

Đăng ngày: 17/02/2020
Vì sao ánh nắng không thể đốt cháy cánh bướm?

Vì sao ánh nắng không thể đốt cháy cánh bướm?

Tuy rất mỏng nhưng cánh bướm có nhiều tĩnh mạch và các mảng mùi hương giúp giải phóng chất làm mát, chúng cảm nhận nhiệt tốt hơn và tránh xa nguồn nhiệt.

Đăng ngày: 15/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News