Tại sao con người không sợ xác động vật nhưng lại sợ xác người?
Nỗi sợ hãi của con người đối với xác chết là một loại nỗi sợ hãi liên quan đến cái chết được gọi là chứng sợ tử thi.
Về đối tượng của nỗi sợ hãi này, dù là sợ xác người hay xác động vật, nó chủ yếu phụ thuộc vào sự “giáo dục” liên quan nhận được.
Do môi trường sống và vị trí địa lý khác nhau nên loài người cũng chia thành nhiều dân tộc khác nhau, có nền văn hóa khác nhau nhưng nhìn chung con người đều cảm thấy ghê tởm, khó chịu và sợ hãi trước xác người hay các chi còn sót lại của hồn ma và những thứ tương tự.
Vậy tại sao động vật không sợ xác chết của đồng loại, mà con người thì sợ? Trên thực tế, con người sợ xác chết của đồng loại, đó là sự lựa chọn của sự tiến hóa của loài và là kết quả của nền văn hóa nhân loại. Trong lịch sử lâu đời của loài người, nỗi sợ hãi về xác chết cũng là một phản ứng bảo vệ của con người.
Con người sợ xác chết của đồng loại đó là sự lựa chọn của sự tiến hóa. (Ảnh minh họa).
Đầu tiên, trong xã hội nguyên thủy, con người sống như động vật hoang dã, ăn thịt đồng loại là phổ biến, nhưng dần dần con người bắt đầu cảm thấy bất lợi của việc làm đó là mắc bệnh tật ở mức độ phổ biến cao hơn nhiều so với việc ăn thịt các loài khác, vì vậy sau một lần trải nghiệm như vậy, loài người có một nỗi sợ hãi đối với đồng loại, nghĩ là những xác chết này sẽ mang lại điều xấu cho mình, từ từ nó đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thứ hai, xác chết tiếp xúc với không khí lâu ngày sẽ thối rữa và sinh ra vi khuẩn, nếu có quá nhiều xác chết sẽ gây ra các bệnh truyền nhiễm mà chúng ta gọi là bệnh dịch, vì vậy loài người từ từ bắt đầu học cách chôn cất xác chết, và nghi thức tang lễ phát sinh. Bởi vì xác chết của con người sẽ mang lại mối đe dọa chết chóc cho người sống, đặc biệt là những trận dịch hay chiến tranh quy mô lớn, con người sẽ nghĩ đến cái chết, và nỗi sợ hãi về xác chết là một phản ứng bảo vệ bản năng sinh học dẫn đến sợ hãi.
Thứ ba, với sự tiến bộ dần của nền văn minh nhân loại, việc xử lý tử thi không chỉ đơn giản như chôn cất, mà việc chôn cất đã trở thành một nghi lễ, là một lời chúc phúc cho người đã khuất, và nó cũng là một sự giải thoát cho những người còn sống. Quan niệm và tục lệ cũng tiếp xúc với chúng ta từ khi chúng ta còn nhỏ, vì vậy chúng ta cảm thấy rằng cái chết là một điều rất đau buồn, xác chết đã trở thành một từ cấm kỵ đối với chúng ta, thêm nữa chúng ta xem phim kinh dị nào đó, cứ ngỡ thế giới là có ma thì sợ, nhưng những người làm việc trong nhà tang lễ sẽ không sợ vì họ đã tiếp xúc với xác chết quanh năm. Nếu từ nhỏ đã tiếp xúc với xác chết, chúng ta đương nhiên sẽ không sợ xác người.

Từ bảng tỷ số Euro 2024: Vì sao ai cũng ghét font chữ Times New Roman?
Thật kỳ lạ, một font chữ có thể khơi dậy đủ hỉ, nộ, ái, ố từ một con người.

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?
Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?
Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?
Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?
Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
