Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Chó và chó sói có bộ gene rất giống nhau, điều này gây khó khăn cho các nhà sinh học để hiểu lý do tại sao loài sói vẫn rất hoang dã, trong khi loài chó có thể sẵn sàng trở thành "người bạn tốt nhất của con người".

Hiện nay, nghiên cứu tiến sĩ được thực hiện bởi nhà sinh học tiến hóa Kathryn Lord tại Đại học Massachusetts Amherst cho thấy các hành vi khác nhau giữa chó và chó sói có liên quan đến các trải nghiệm cảm giác sớm nhất của các loài vật này và thời kỳ quan trọng của sự xã hội hóa. Chi tiết về nghiên cứu này được trình bày trên tạp chí Ethology.

Cho tới ngày nay, các nhà khoa học còn biết rất ít về sự phát triển cảm giác ở những con sói con, và giả định thường được ngoại suy từ những gì mà con người đã biết về loài chó, Lord giải thích. Điều này có thể hợp lý, ngoại trừ việc các nhà khoa học đã biết có sự khác biệt đáng kể trong sự phát triển ban đầu giữa những con sói con và chó con, chủ yếu là trong thời gian của khả năng đi lại, cô nói thêm.

Để làm rõ điều này, cô đã nghiên cứu phản ứng của 7 con sói con và 43 con chó con với cả những mùi quen thuộc và những mùi mới, các âm thanh và kích thích thị giác, tiến hành kiểm tra chúng hàng tuần, và nhận thấy chúng đã phát triển các giác quan của chúng cùng một lúc. Tuy nhiên, nghiên cứu của cô cũng tiết lộ thông tin mới về việc làm thế nào hai phân loài của Canis lupus trải nghiệm môi trường của chúng trong một cửa sổ phát triển 4 tuần được gọi là giai đoạn xã hội hóa quan trọng và những sự kiện mới có thể thay đổi đáng kể sự hiểu biết về quá trình phát triển của loài sói và loài chó.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Khi “cửa sổ xã hội hóa” mở, những chú chó con và sói con bắt đầu tập đi và khám phá mà không hề sợ hãi và sẽ giữ lại sự quen thuộc trong suốt cuộc đời của chúng với những thứ mà chúng tiếp xúc. Những chú chó nhà có thể làm quen với con người, ngựa và thậm chí cả mèo ở giai đoạn này và mãi mãi thoải mái với chúng. Nhưng cùng với sự phát triển, sự sợ hãi gia tăng và sau khi đóng cửa sổ, các điểm tham quan mới, âm thanh và mùi vị mới sẽ gợi ra một phản ứng sợ hãi.

Qua quan sát, Lord đã khẳng định rằng cả chó và chó sói đều phát triển khứu giác khi 2 tuần tuổi, nghe vào 4 tuần tuổi và phát triển tầm nhìn vào trung bình khoảng 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, hai phân loài này rơi vào giai đoạn xã hội hóa quan trọng ở các lứa tuổi khác nhau. Loài chó bắt đầu khoảng thời gian 4 tuần, trong khi những con sói bắt đầu từ lúc 2 tuần tuổi. Vì vậy, cách mà mỗi phân loài trải nghiệm thế giới trong suốt những tháng quan trọng đó là khác nhau rất rõ, và dường như dẫn đến các con đường phát triển khác nhau, cô nói.

Lord lần đầu tiên công bố rằng những con sói con vẫn chưa mở mắt và chưa nghe được khi chúng bắt đầu đi và khám phá môi trường quanh chúng khi hai tuần tuổi. "Không ai biết điều này về chó sói, khi chúng bắt đầu khám phá, chúng chưa mở mắt, không nghe được và ở giai đoạn này chúng khám phá môi trường chủ yếu dựa vào mùi, vì vậy điều này rất thú vị", cô lưu ý.

Cô nói thêm: "Khi sói con lần đầu tiên nghe, ban đầu chúng sợ hãi những âm thanh, và khi lần đầu tiên nhìn được chúng cũng sợ những kích thích thị giác mới. Khi mỗi giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, sói con đều trải qua một vòng mới những cú sốc cảm giác mà chó con thì không như vậy".

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Trong khi đó, những chú cún con chỉ bắt đầu khám phá và đi sau khi cả ba giác quan là thính giác, khứu giác và thị giác đã hoạt động. Nhìn chung, "Sự khác nhau giữa chó con và sói con trong những tuần đầu đời của chúng là khá ngạc nhiên, cho thấy chúng giống nhau về tính di truyền như thế nào. Chó con hai tuần tuổi về cơ bản chưa thể đứng vững và đi lại. Nhưng ở tuổi này sói con đã có thể khám phá tích cực, bước đi mạnh mẽ với sự phối hợp tốt và bắt đầu để có thể leo lên các bậc nhỏ và các mô đất”.

Những sự khác biệt đáng kể liên quan đến quá trình phát triển trong trải nghiệm giữa chó con và sói con đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt về các mối quan hệ của chúng với xã hội, đặc biệt là với con người. Thông tin mới này sẽ giúp ích cho hoạt động quản lý các quần thể sói hoang và bị giam cầm, Lord nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải bộ lông màu đen trắng của gấu trúc

Lý giải bộ lông màu đen trắng của gấu trúc

Lông của gấu trúc có màu đen và màu trắng giúp chúng ngụy trang trong môi trường sống và giao tiếp với nhau.

Đăng ngày: 06/03/2017
Các nhà khoa học phát hiện con vật ít ngủ nhất

Các nhà khoa học phát hiện con vật ít ngủ nhất

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLOS One thì loài động vật ít ngủ nhất trên Trái đất chính là loài voi.

Đăng ngày: 06/03/2017
Cá chép châu Á

Cá chép châu Á "xâm lược" các vùng nước ở Canada và Mỹ

Giới chức địa phương Canada đang rất lo lắng về sự xuất hiện của cá chép châu Á ở sông Saint Lawrence.

Đăng ngày: 04/03/2017
Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Con cá toàn thân có màu vàng óng, nặng khoảng 8kg nghi là loài cá sủ vàng quý hiếm được ông Sử đánh bắt trên sông Cấm.

Đăng ngày: 04/03/2017
Chiêm ngưỡng loài chim chỉ có ở châu Phi

Chiêm ngưỡng loài chim chỉ có ở châu Phi

Chim Turaco xanh lớn có tên khoa học là Corythaeola Cristata. Nó là thành viên duy nhất trong gia đình Musophagidae.

Đăng ngày: 03/03/2017
Loài vật có

Loài vật có "chuyện giường chiếu" kỳ dị nhất hành tinh

"Chuyện ấy" - dù là ở người hay động vật - thì cũng đều muôn màu muôn vẻ. Đấy có lẽ cũng là lý do vì sao mà dân tình dạo gần đây đang cảm thấy điên đảo vì bộ phim "50 sắc thái - đen" được trình chiếu ngoài rạp.

Đăng ngày: 03/03/2017
Kinh dị loài nhện có khả năng tàng hình siêu việt

Kinh dị loài nhện có khả năng tàng hình siêu việt

Loài nhện bọc Australia nổi tiếng không phải vì sở hữu chất độc chết người, cũng không vì hung hăng, máu lạnh, chúng gây ấn tượng bởi khả năng tàng hình siêu việt.

Đăng ngày: 02/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News