Tại sao cua hoàng đế có màu tím xanh, ăn có độc không?

Loài cua hoàng đế thường được biết đến với sắc màu đỏ sẫm hoặc đỏ tía. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ độc đáo, điển hình như màu tím xanh.

Được biết, cua hoàng đế màu xanh tím là hiện tượng siêu hiếm gặp, và hiện tại trên thế giới chỉ ghi nhận có 3 trường hợp. Lần cuối cùng người ta bắt gặp cua hoàng đế màu xanh là vào cuối năm 2014, tại Mỹ.

Nguyên nhân sắc xanh kỳ lạ

Theo các chuyên gia của tổ chức nghiên cứu Hokkaido (Nhật Bản), nguyên nhân khiến cua hoàng đế có màu sắc này là do ảnh hưởng của chế độ ăn uống hoặc đột biến gây thiếu hụt sắc tố.

"Màu xanh của cua hoàng đế có thể là kết quả của đột biến gen cực kỳ hiếm gặp", Scott Kent, một nhà nghiên cứu địa phương cho biết.


Cua hoàng đế có màu tím xanh. (Ảnh: Japan Today).

Tuy nhiên theo Oceana, cua hoàng đế xanh lại được cho là một giống loài tách biệt với cua hoàng đế thường, với kích thước nhỏ hơn, và số lượng cực kỳ hạn chế trong tự nhiên.

Chúng sống thành những quần thể nhỏ, nằm rải rác ngoài khơi bờ biển phía Đông của châu Á, gần phía Bắc Nhật Bản và Siberia. Sở dĩ người ta khó đánh bắt được cua hoàng đế xanh, là bởi chúng sống ở vùng nước lạnh hơn đáng kể so với cua hoàng đế thường.

Một số tài liệu cho rằng phạm vi sống của cua hoàng đế xanh đã bị thu hẹp đáng kể do ảnh hưởng từ sự ấm lên toàn cầu, khiến cho các vùng nước lạnh ưa thích của chúng không còn nữa.

Số lượng chính xác của những cá thể này trong tự nhiên là không xác định, theo một báo cáo vào năm 2019.

Cua hoàng đế xanh có độc không?


Con cua màu tím xanh nặng 2,8kg và bơi lội rất khỏe. (Ảnh: Hoàng Gia).

Đối với một số loài động vật như rắn hay ếch nhái, càng sở hữu màu sắc sặc sỡ đồng nghĩa với việc chúng sở hữu nọc độc nguy hiểm. Tuy nhiên với loài cua hoàng đế, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào sở hữu độc tố trong cơ thể.

Theo tổ chức Quality Seafood, cua hoàng đế xanh tím hoàn toàn có thể ăn được. Một số cá thể được phát hiện tại Alaska và Bắc Mỹ vẫn được với hương vị của cua hoàng đế nguyên bản, nhưng có ngọt hơn một chút.

Tuy nhiên, chúng ít được ưa chuộng hơn cua hoàng đế đỏ, vì có ít thịt hơn ở chân và càng. Cua hoàng đế đỏ cũng dễ đánh bắt hơn vì có thể được tìm thấy ở vùng nước nông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao người ta lại đặt những quả bóng trên cáp điện cao thế?

Tại sao người ta lại đặt những quả bóng trên cáp điện cao thế?

Những quả bóng trên dây điện cao thế luôn là điều bí ẩn, vậy chúng có mục đích gì?

Đăng ngày: 05/04/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News