Tại sao dấu chân của Neil Armstrongs trên Mặt trăng không khớp với đế giày?
“Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại” là câu nói của Neil Armstrongs khi đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969.
Tuy nhiên, đâu đó theo các phân tích trên mạng xã hội, vẫn có những nghi vấn đặt ra khi nhận thấy dấu chân của ông để lại trên Mặt trăng không khớp với đế của đôi giày mà ông đang được trưng bày trong viện bảo tàng.
Người ta đã so sánh những họa tiết trên đế đôi giày của bộ đồ phi hành gia được chụp vào năm 2015 đang đặt tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia của Smithsonian với bức ảnh chụp dấu chân đầu tiên trên Mặt Trăng.
Dấu chân của Armstrongs trên Mặt Trăng hoàn toàn không khớp với đế giày được trưng bày trong viện bảo tàng.
Sau đó, người ta phát hiện ra rằng ngoài bộ đồ Apollo/Skylab A7L mà Armstrongs và phi hành đoàn mặc lên người thì họ còn có nhiều dụng cụ khác nữa. Cụ thể là một đôi giày bọc ngoài đôi giày chính. Đôi giày bọc ngoài này có nhiệm vụ ngăn cản bụi, nước vào đôi giày chính. Và dấu chân để lại trên Mặt Trăng chính là đế của đôi giày này.
Đôi giày bọc ngoài này mới thực sự in dấu chân đầu tiên lên Mặt trăng.
Bản scan của nó đã chứng minh điều đó.
“Những dấu chân đầu tiên này sẽ còn mãi ở đó trong 1 triệu năm, bởi vì trên Mặt trăng không có gió để thổi bay nó đi” – NASA cho biết.
Vậy tại sao đôi giày bọc ngoài không được trưng bày trong bảo tàng giống như các trang thiết bị khác?
Lý do là phi hành đoàn Apollo 11 đã phải bỏ lại trên Mặt Trăng khoảng 100 vật phẩm để giảm nhẹ trọng lượng của tàu vũ trụ. Những vật bị bỏ lại gồm cả ống kính, chất thải cơ thể và cả đôi giày bọc ngoài vô danh kia.
Neil Armstrongs cũng từng tuyên bố rằng thành tựu lớn nhất của nhiệm vụ Apollo 11 không phải là những bước chân trên Mặt Trăng, mà là chuyến hạ cánh thành công của tàu đổ bộ Mặt Trăng, thay vì bị đánh bật ra khỏi tàu.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
