Tại sao đôi khi cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết người?

Nếu chủ quan trước bệnh tưởng chừng nhỏ nhặt như cảm lạnh, bạn có thể sẽ phải trả một cái giá đắt bằng cả mạng sống.

Hầu hết mọi người đều biết rằng bệnh cúm có thể gây tử vong. Điều này là có thật khi bệnh cúm Tây Ban Nha đã giết chết 50 triệu người vào năm 1918, nhiều hơn cả số người chết trong Thế chiến thứ hai. Nhưng với bệnh cảm lạnh thông thường, liệu căn bệnh này có đủ sức giết chết bạn hay không?

Tại sao đôi khi cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết người?
Cảm lạnh thông thường có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị.

Cảm lạnh là một tập hợp các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi và sốt. Mặc dù nó có nhiều đặc điểm giống với bệnh cúm nhưng đây là một dạng bệnh nhiễm trùng rất khác. Rhinovirus là một loại virus phổ biến gây ra chứng cảm lạnh thông thường. Nó gây ra khoảng một nửa số ca cảm lạnh và số còn lại do các loại virus khác như adenovirus, virus influenza, virus hợp bào hô hấp và virus parainfluenza.

Cảm lạnh thông thường là một loại bệnh nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Và vì bản chất này nên hầu hết mọi người thường không mấy lo lắng khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên đó là khi họ chưa biết những thông tin bất ngờ về virus cảm lạnh.

Việc nhiễm Rhinovirus hoặc các loại virus cảm lạnh khác có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là chết người, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Ví dụ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân trải qua cấy ghép tủy xương có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng cao hơn. Mặc dù rhovovirus không được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này nhưng các loại virus gây ra cảm lạnh như RSV, adenovirus và virus parainfluenza lại có mối liên quan mật thiết.

Tất nhiên có nhiều nguyên nhân khiến một người dễ bị ốm nặng sau khi bị nhiễm virus qua đường hô hấp. Một số loại virus như adenovirus cũng có thể gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa, đường tiết niệu và gan.

Tại sao đôi khi cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết người?
Có nhiều nguyên nhân khiến một người dễ bị ốm nặng sau khi bị nhiễm virus qua đường hô hấp.

Các loại virus khác, ví dụ như virus cúm có thể gây ra viêm phổi nặng nhưng thậm chí, viêm phổi do vi khuẩn còn có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.

Nhiễm vi khuẩn có nguyên nhân do virus là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù chưa rõ cơ chế chính xác tại sao vi khuẩn có thể bị nhiễm vào cơ thể do virus. Tuy nhiên theo nhiều phỏng đoán, nó có thể đến từ việc một lượng lớn vi khuẩn bám vào các tế bào phổi. Ví dụ rhovovirus đã được chứng minh làm tăng sự hiện diện của một thụ thể có tên PAF-r trong các tế bào phổi. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn ví dụ như Streptococcus pneumoniae, có thể liên kết với các tế bào và làm tăng nguy cơ mắc chứng viêm phổi.

Nguy cơ tử vong cao hơn ở một số người

Thật không may, cảm lạnh luôn gây ra những triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và người già. Trong đó người già có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ. Đặc biệt những người có thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá cũng có nguy cơ bị cảm lạnh và gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng.

Một nhóm người khác dễ chịu ảnh hưởng do nhiễm virus cảm lạnh, đó là những người mắc bệnh phổi, ví dụ như bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Việc nhiễm virus gây viêm đường hô hấp sẽ khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn nhiều.

Tại sao đôi khi cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết người?
Một trong những cách tốt nhất để tránh cảm lạnh, đó là rửa tay đúng cách.

Mặc dù đa số những trường hợp trên đều có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên thuốc kháng sinh đôi khi không thể kháng lại được tất cả các loại virus. Trong khi đó với những bệnh có tính lây lan và đặc biệt nguy hiểm như cúm, chúng ta đã có vắc-xin điều trị triệt để.

Rõ ràng không có một yếu tố chính quyết định mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm virus cảm lạnh. Tuy nhiên chỉ cần hội đủ các điều kiện cần, bệnh cảm lạnh hoàn toàn có thể đe dọa mạng sống của bạn.

Do đó phòng còn hơn tránh. Một trong những cách tốt nhất để tránh cảm lạnh, đó là rửa tay đúng cách. Hành động tưởng chừng đơn giản này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiều loại vi khuẩn và virus nguy hiểm.

Hơn hết tất cả mọi người, kể cả khỏe mạnh cần hết sức thận trọng đối với những yếu tố có thể gây cảm lạnh, ví dụ như thời tiết, môi trường. Điều quan trọng là hãy có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch, luôn chủ động đeo khẩu trang khi ở ngoài trời và nơi đông người để tránh bị lây nhiễm virus. Và nếu có không may bị nhiễm cảm lạnh, hãy đi khám bác sỹ để được chữa trị kịp thời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện một loại tín hiệu chưa từng biết trong não người

Phát hiện một loại tín hiệu chưa từng biết trong não người

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một cơ chế trong các tế bào bên ngoài của vỏ đại não tạo ra tín hiệu mới cho phép các tế bào thần kinh thực hiện các chức năng logic của chúng.

Đăng ngày: 10/01/2020
Liệu người lớn có thể thực sự hiến tim cho trẻ con?

Liệu người lớn có thể thực sự hiến tim cho trẻ con?

Người lớn có thể hiến tim cho trẻ em không? Đã vậy, trái tim ấy lại còn là của bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối? Liệu có thể xảy ra không nhỉ?

Đăng ngày: 10/01/2020
Tại sao quy định

Tại sao quy định "uống rượu bia không được lái xe"?

Hai phương án Bộ Y tế đề xuất trong dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia, khi trình Quốc hội không được hơn 50% đại biểu tán thành.

Đăng ngày: 09/01/2020
Thời gian thức giấc cảnh báo tình trạng sức khỏe

Thời gian thức giấc cảnh báo tình trạng sức khỏe

Thức giấc lúc 21-23h, bạn có thể gặp vấn đề về hệ miễn dịch, từ 1-3h sáng chứng tỏ gan có thể không khỏe...

Đăng ngày: 09/01/2020
Ba loại rượu bổ dưỡng nhà làm, an toàn, tốt cho sức khỏe

Ba loại rượu bổ dưỡng nhà làm, an toàn, tốt cho sức khỏe

Rượu trái cây, rượu nếp cẩm (nếp than), cơm rượu dễ làm lại an toàn, tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 09/01/2020
Tại sao lại bị chuột rút khi ngủ?

Tại sao lại bị chuột rút khi ngủ?

Chuột rút khi ngủ khiến bạn cảm thấy đau đớn, mất ngủ? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 06/01/2020
Uống rượu hay bia độc hơn?

Uống rượu hay bia độc hơn?

Trung bình trong 100 ml rượu 40 độ chứa 400 g ethanol, 100 ml rượu vang có 12 g ethanol, 100 ml bia chứa 5 g ethanol.

Đăng ngày: 06/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News