Tại sao dơi là thủ phạm bùng phát của nhiều đại dịch toàn cầu?

Theo các nhà khoa học, nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán có thể đến từ một loại rắn. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khác lại nói rằng thủ phạm cuối cùng nhiều khả năng là dơi.

Theo hãng tin CNN, tiến sĩ Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance, một tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe môi trường, cho biết: "Khi nhìn vào trình tự di truyền của virus và kết hợp nó với các loại virus Corona đã biết, chúng ta thấy họ hàng gần nhất của loại virus này là dơi".

Tại sao dơi là thủ phạm bùng phát của nhiều đại dịch toàn cầu?
Dơi từ lâu đã được coi là một "siêu ác nhân sinh học".

Giáo sư Guizhen Wu thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cũng cho biết trong một nghiên cứu do tạp chí y khoa Lancet công bố, dữ liệu họ có được cho đến nay cho thấy virus Corona mới bắt nguồn từ dơi.

Loài động vật vừa có vú vừa có cánh này là ổ chứa một số loại virus chết người như Marburg, Nipah và Hendra, những virus gây bệnh ở người và làm bùng phát dịch ở Uganda, Malaysia, Bangladesh và Úc. Dơi được cho là vật chủ tự nhiên của virus Ebola, bệnh dại, SARS và MERS. Hai loại virus Corona gây SARS và MERS cũng tương tự như loại virus Corona mới xuất hiện ở Vũ Hán.

Thông thường, có một con vật trung gian làm lây nhiễm virus từ dơi sang con người – như trường hợp SARS năm 2003 là mèo cầy - và MERS xuất hiện vào những năm 2000 là lạc đà.

Các nhà khoa học gọi những virus này là zoonoticchúng được truyền từ động vật sang người.

Trong trường hợp virus Nipah, gây một loạt các triệu chứng bao gồm viêm não gây tử vong (viêm não), quá trình lây nhiễm bắt đầu từ nước ép làm từ nhựa cây chà là đã bị nước tiểu hoặc nước bọt dơi bắn vào. Những con dơi đậu trên cành cây và làm rơi nước tiểu, nước bọt của chúng vào thùng nhựa mà người dân chuẩn bị để thu thập nhựa cây ngon.

Tại sao dơi là thủ phạm bùng phát của nhiều đại dịch toàn cầu?
Các quan chức đang kiểm tra một cái giếng tại Changaroth, thuộc bang Kerala của Ấn Độ, vào ngày 21/5/2018, trong đợt bùng phát virus Nipah chủ yếu do người dân ăn phải trái cây dơi đã gặm vào.

Việc loại virus Corona mới này có liên quan đến dơi "không có gì ngạc nhiên đối với các nhà virus học đã nghiên cứu về các virus xuất phát từ dơi", tiến sĩ Stathis Giotis, nhà virus học thuộc Khoa truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết. "Dơi là nguồn gốc lây nhiễm nhiều loại virus mới nổi và tái phát cho các loài động vật khác".

Giotis nói rằng rất có thể dơi móng ngựa Trung Quốc, một loài dơi phổ biến ở Trung Quốc, là loài đã gây ra dịch virus Corona mới ở Vũ Hán hiện nay.

Tại sao dơi rất giỏi chứa chấp và phát tán virus?

Dơi là một nhóm động vật đa dạng, với hơn 1.300 loài. Chúng rất đa dạng về địa lý, sống ở mọi châu lục trừ Nam Cực. So với động vật trên cạn, chúng có tuổi thọ cao hơn và sống với mật độ hàng triệu con trong hang, nghĩa là chúng có khả năng tiếp xúc với nhiều virus hơn và virus dễ dàng lưu hành trong loài.

Mặc dù dơi chứa một số loại virus nguy hiểm, nhưng dường như chúng lại không phải chịu hậu quả nặng nề của các loài virus này - ngoại trừ bệnh dại.

Một giả thuyết cho rằng việc dơi có thể bay, không có loài động vật có vú nào khác có thể bay như dơi, đã cho phép dơi tiến hóa các cơ chế bảo vệ chúng khỏi virus. Bay làm tăng sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể của dơi tương tự như sốt ở người và các động vật có vú khác. Theo các nhà khoa học, điều này, trên quy mô tiến hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của dơi và làm cho nó thích ứng dễ dàng hơn với virus.

"Giả thuyết hiện tại của các nhà khoa học là hệ thống miễn dịch ở dơi đã được điều chỉnh qua nhiều thế kỷ tiến hóa do khả năng bay của chúng", Giotis nói.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một số manh mối đầy hứa hẹn trong cấu trúc di truyền của loài động vật này, để giải thích tại sao chúng có phản ứng miễn dịch điển hình với virus.

Tất nhiên, dơi không phải là động vật duy nhất mang mầm bệnh tràn vào người. Bệnh dịch hạch là do loài gặm nhấm và HIV xuất phát từ tinh tinh.

Tại sao dơi là thủ phạm bùng phát của nhiều đại dịch toàn cầu?
Một hang động ở Nam Phi, nơi dơi thường sống thành từng bầy hàng triệu con

Tuy nhiên, trong một bài báo năm 2017, các nhà khoa học đã phát hiện ra dơi chứa virus nguy hiểm hơn các loài khác. Một nhóm các nhà khoa học bao gồm Daszak đã xem xét 188 loại virus gây bệnh và phát hiện ra rằng dơi có tỷ lệ chứa virus này "cao hơn đáng kể" so với các loài động vật có vú khác.

Nạn phá rừng và đô thị hóa, đặc biệt là ở những nơi đông dân như Trung Quốc, đang khiến con người tiếp xúc gần hơn với dơi và các động vật khác, điều này khiến lan truyền virus dễ dàng từ dơi sang con người.

Có phải virus Vũ Hán xuất phát từ dơi?

Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã tích cực nghiên cứu loài dơi khi cho rằng từ lâu dơi được cho là điểm khởi đầu của đại dịch tiếp theo.

Trong một bài báo xuất bản năm ngoái, các nhà khoa học của Viện Virus học Vũ Hán đã đưa ra một nhận xét sâu sắc: "Người ta thường tin rằng virus nCoV dơi (virus Corona mới) sẽ tái xuất hiện và gây ra dịch bệnh tiếp theo. Về vấn đề này, Trung Quốc khả năng trở thành một điểm nóng dịch bệnh. Thách thức là dự đoán dịch bệnh sẽ xảy ra khi nào và ở đâu, để chúng tôi có thể cố gắng hết sức ngăn chặn những đợt bùng phát như vậy".

Daszak nói rằng các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 50 loại virus Corona liên quan đến SARS ở dơi trên khắp Trung Quốc và virus Corona gây dịch SARS đã được tìm thấy ở những người ở tỉnh Vân Nam, gần các hang động nơi tìm thấy virus ở dơi - mặc dù chúng không có triệu chứng bệnh hô hấp trong khi lấy mẫu.

"Những virus này có nguy cơ cao gây ra đại dịch. Chúng có ở dơi, chúng có ở khắp Đông Nam Á, mọi người thường xuyên tiếp xúc với chúng và chúng thực sự bị nhiễm bệnh", ông Daszak nói.

Vẫn còn quá sớm để kết luận virus Corona Vũ Hán có nguồn gốc từ loài dơi hay không và liệu có một trung gian nào nữa không. Sự bùng phát ban đầu bắt nguồn từ một khu chợ hải sản bán động vật sống ở Vũ Hán và các nhà khoa học đang nỗ lực truy tìm nguồn gốc virus, cả trong phòng thí nghiệm và ngoài cánh đồng.

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, dữ liệu cho thấy virus đi từ dơi sang một loài động vật hoang dã khác, sau đó đến người. Không có con dơi nào được bán hoặc tìm thấy ở chợ hải sản và dịch bệnh này được báo cáo lần đầu tiên vào cuối tháng 12 khi hầu hết các loài dơi ở Vũ Hán đang ngủ đông.

Mọi nghiên cứu xung quanh đợt bùng phát mới này chỉ bắt đầu, vì thế sẽ có nhiều suy đoán khác nhau về nguồn gốc virus.

Loading...
TIN CŨ HƠN
1001 thắc mắc: Chú chuột khổng lồ nhất thế giới nặng bao nhiêu kg?

1001 thắc mắc: Chú chuột khổng lồ nhất thế giới nặng bao nhiêu kg?

Chuột lang nước Capybara là loài gặm nhấm lớn nhất thế giới. Theo như ghi nhận, đã từng xuất hiện cá thể chuột nặng gần 100kg kg tại Brazil.

Đăng ngày: 28/01/2020
Vì sao chó thích liếm mặt chủ?

Vì sao chó thích liếm mặt chủ?

Bạn nghĩ rằng liếm mặt chỉ đơn thuần là hành động bày tỏ tình cảm của loài chó với chủ nhân? Sự thực mục đích của chúng không được tốt đẹp như vậy.

Đăng ngày: 24/01/2020
Mèo nhà gặm xác người: Tưởng là chuyện kinh dị nhưng có thật!

Mèo nhà gặm xác người: Tưởng là chuyện kinh dị nhưng có thật!

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc chú mèo dễ thương bạn nuôi có lúc... gặm xác người chưa? Tưởng như chỉ thấy trong phim kinh dị, nhưng đây lại là chuyện có thật.

Đăng ngày: 22/01/2020
Tại sao trong trai, sò có ngọc?

Tại sao trong trai, sò có ngọc?

Cái nôi sinh ra hạt ngọc trai là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc trên bờ biển và trai nước ngọt.

Đăng ngày: 22/01/2020
Cá sấu sinh đẻ thế nào?

Cá sấu sinh đẻ thế nào?

Một con cá sấu được gọi là trưởng thành khi chúng tầm 4-6 năm tuổi và lúc đó mới có động đực. Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ.

Đăng ngày: 19/01/2020
Tại sao chim hồng hạc lại có màu hồng?

Tại sao chim hồng hạc lại có màu hồng?

Nhắc tới chim hồng hạc, người ta thường liên tưởng ngay đến những con chim chân dài khẳng khiu với bộ lông mang sắc hồng hoặc đỏ xinh đẹp.

Đăng ngày: 17/01/2020
Vì sao sát thủ đầm lấy như cá sấu lại sợ hà mã?

Vì sao sát thủ đầm lấy như cá sấu lại sợ hà mã?

Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, trong khi Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mịch. Vậy tại sao cá sấu lại phải sợ hà mã?

Đăng ngày: 17/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News