Tại sao đứng im một chỗ còn mỏi hơn cả đi bộ?
Đứng chờ thang máy, xếp hàng tại rạp chiếu phim hay tại quầy thu ngân của siêu thị, chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần “mắc kẹt” trên đôi chân của chính mình. Những lúc như vậy, thậm chí bạn còn cảm thấy mệt mỏi hơn cả lúc đi bộ. Câu hỏi đặt ra là tại sao?
Đứng im một chỗ khiến bạn mỏi hơn cả đi bộ
Sự thật đầu tiên có thể khiến bạn giật mình, khi đứng thực chất đôi chân không hề được nghỉ ngơi. Ngoài việc phải chịu trọng lực của cơ thể, nó còn phải sinh lực để giữ cơ thể thăng bằng. Ít ai biết được rằng khi đứng một chỗ, cơ thể bạn luôn lắc lư rất nhẹ. Chính vì vậy, một vài cơ bắp, đặc biệt là bắp chân vẫn luôn duy trì sự hoạt động.
Sự điều chỉnh này nhỏ và tinh tế đến mức chính bạn cũng không nhận ra. Trong khi đó, nếu bạn đi bộ các lực được phân phối đều hơn đến các nhóm cơ bắp khác nhau. Cơ cánh tay, cơ hông, cơ mông, cơ đùi, bắp chân và bàn chân… tất cả đều phối hợp để tạo nên sự chuyển động nhịp nhàng của cơ thể.
Tại sao đứng im còn mỏi hơn đi bộ?
Lý do thứ hai, khi đứng yên một chỗ, trọng lượng cơ thể sẽ dồn đều lên hai chân của bạn. Điều này khiến cho cả hai chân hoạt động liên tục. Mặt khác, khi đi bộ, hai chân luân phiên hoạt động cũng như lần lượt được nghỉ ngơi. Chỉ một khoảng nhỏ đều đặn mỗi lần nghỉ trong suốt quá trình tập hợp lại thành ra mỗi chân chỉ phải hoạt động trong một nửa thời gian.
Nguyên nhân thứ ba phức tạp hơn một chút. Đó là khi bạn đứng máu và bạch cầu bị dồn xuống bàn chân và bắp chân. Mặc dù tim hoạt động liên tục, nó cũng không thể khiến máu ở những khu vực này luân chuyển hoàn toàn. Đó chính là lý do nếu đứng một chỗ quá lâu, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy chân mình bị tê hoặc hơi sưng lên. Chính quá trình hoạt động và đi lại cũng là tác nhân hỗ trợ sự luân chuyển máu hiệu quả về tim.
Trong cuốn sách “Giãn tĩnh mạch và các rối loạn liên quan”, tác giả David J Tibbs viết:
“Chỉ có các cơ chế bơm ngoại vi đến từ các cơ bắp mới có khả năng tạo dòng chảy tĩnh mạch hoàn hảo để chống lại trọng lực. Hoạt động này được thực hiện khi các tĩnh mạch bị nén bởi các cơ xung quanh co thắt. Máu được dồn và các van ngăn chặn chúng chảy ngược lại. Đó là một hiệu ứng rất đơn giản và tinh tế”.
Như vậy, khi bạn đứng quá lâu ở một chỗ, cơ bắp và bộ phận khác đang nhận được máu chứa ít oxy hơn so với khi bạn vận động. Chúng sẽ không hoạt động ở một hiệu suất cao, đương nhiên bạn sẽ thấy mệt mỏi.
Đi lại khiến máu lưu thông tốt hơn. (Ảnh minh họa).
Thứ tư, khi bạn đứng, toàn bộ tải trọng của cơ thể bị dồn lên một điểm chịu đựng duy nhất trên bàn chân. Sẽ tệ hơn nữa nếu bạn đi giày cao gót. Trong khi nếu đi bộ, một diện tích lớn hơn trên bàn chân sẽ đều luân phiên chịu tải.
Thứ năm, vấn đề tâm lý. Đứng yên một chỗ rõ ràng là chán hơn so với đi bộ, đặc biệt là trong những trường hợp bất đắc dĩ như chờ thu ngân hay đi siêu thị xách đồ cho vợ. Một khi tâm trí bạn không có gì đó chiếm đóng, điều đầu tiên nó nghĩ đến là đôi chân bắt đầu mỏi. Khi đi bộ thì khác, bộ não phải thường xuyên hoạt động để đánh giá tình hình và tránh các chướng ngại vật.
Cuối cùng, nếu bạn đi bộ hoặc chạy đủ nhanh, cơ thể bắt đầu tiết ra các chất hóa học kích thích thần kinh khiến bạn cảm thấy phấn chấn hơn. Một loại là adrenaline, nó khiến tim đập nhanh hơn, cung cấp nhiều oxy hơn cho não và cơ bắp. Loại còn lại là endorphins giúp cải thiện tâm trạng và khiến bạn hưng phấn.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.
