Tại sao giun đất có thể ăn lá nhiễm độc?

Giun đất sinh sống dưới mặt đất và tiêu hóa sản phẩm thừa ra từ thực vật như lá và rễ cây rồi sau đó thải ra chất làm màu mỡ cho đất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp loài giun đất tiêu hóa phải lá cây có chứa chất độc, liệu chúng có thể bị chết?

  • Giun cũng gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu
  • Giun “thám hiểm” không gian
  • Trái đất từng có loài giun dài 10 mét

Lý giải nguyên nhân giun đất có thể "hóa giải" lá nhiễm độc

Câu trả lời có lẽ sẽ là không, bởi một nghiên cứu về sinh vật học mới đây đã tìm thấy một chất hóa học có tên drilodefensins ở trong ruột của loài giun đất. Hóa chất này theo khẳng định có thể chống lại được polyphenols - một hóa chất độc hại trong lá cây nhằm ngăn chặn chúng bị các loài sinh vật khác biến thành món ăn.

Tại sao giun đất có thể ăn lá nhiễm độc?

Drilodefensins có chứa chất hoạt động bề mặt giúp phá vỡ những hợp chất khác. Nó có nhiều đặc điểm khá giống với hóa chất trong nước rửa bát hàng ngày của con người. Mặc dù được tìm thấy từ khá lâu trên loài giun đất nhưng phải tới nay các nhà khoa học mới có thể nắm rõ chức năng của chất hóa học này. Tuy nhiên, nó chỉ có trong duy nhất 14 loài giun đất khác nhau mà thậm chí ngay cả loài có họ hàng với giun đất là đỉa cũng không có.

Để kiểm chứng giả thuyết chất Drilodefensins có thể giúp ngăn chặn các chất độc hại trong lá cây như thế nào, các nhà khoa học đã cho giun ăn lá sồi, loại lá có nồng độ axit tannic cao và sau đó đi tiến hành phân tích các chất hóa học biến đổi như thế nào trong cơ thể loài giun.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu có ít nhất khoảng 1 kg lượng drilodefensins đang tồn tại trên Trái Đất và nằm trong cơ thể của các loài giun đất. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chất hóa học drilodefensins khi nó đã giúp cho nhiều nơi trên Trái Đất ngày nay không bị ngập tràn bởi sự xâm hại của lá cây.

Tiến sỹ Jake Bundy đến từ trường ĐH. Hoàng gia Luân Đôn (Anh) cho biết: "Nếu không có drilodefensins, lá rụng sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài trên mặt đất trong một thời gian dày và tạo nên những lớp dày đặc".

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sỹ Dave Spurgeon đến từ Trung tâm Sinh thái và Thủy văn ở Wallingford, Oxfordshire cho biết: "Chúng tôi đã xác định được rằng giun đất đúng như cách gọi "chiếc cày của tự nhiên" mà Darwin đã gọi, khi chúng sở hữu một cơ chế có thể đối phó được với chất độc trong nhiều loại lá. Chất drilodefensins đóng vai trò hỗ trơ cho giun đất như là một kỹ sư sinh thái trong chu kỳ carbon".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News