Tại sao hươu cao cổ... có cổ dài?

Vì sao những con hươu cao cổ lại có cổ dài đến vậy? Đây là câu hỏi đã "ám ảnh" giới khoa học hàng trăm năm nay.

Theo Science ABC, có những con vật giống linh dương rong ruổi trên những đồng cỏ rộng lớn ở châu Phi 15 triệu năm trước. Chúng đặc biệt gây chú ý bởi một chiếc cổ rất dài. Sau 10 triệu năm kể từ thời điểm đó, những con vật giống linh dương này đã tiến hóa thành một loài trông rất giống với hươu cao cổ ngày nay. Loài hươu cao cổ hiện đại (Giraffa camelopardalis) đã tiến hóa với hình dạng như chúng ta thấy ngày nay từ khoảng 1 triệu năm trước. Hươu cao cổ là loài động vật sống trên cạn cao nhất (khoảng 5 mét) và một nửa chiều cao của chúng có được từ chiếc cổ dài.


Cổ của một con hươu cao cổ chắc chắn là một chi tiết gây chú ý đặc biệt của loài vậy này.

Cổ của một con hươu cao cổ chắc chắn là một chi tiết gây chú ý đặc biệt của loài vậy này. Điều thú vị là cổ của chúng cũng chỉ có 7 đốt sống giống như ở người. Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà khoa học, tự nhiên học luôn tìm cách trả lời cho câu hỏi vì sao hươu cao cổ lại có chiếc cổ dài đến thế?

Một cách giải thích thường thấy nhất

Để trả lời cho câu hỏi hóc búa về chiếc cổ dài của hươu cao cổ, các giáo viên ở trường trung học thường lấy ý tưởng từ Charles Darwin – liên quan đến thuyết chọn lọc tự nhiên – và giải thích rằng trong số những con hươu cao cổ tổ tiên có một vài con có cổ dài hơn một chút so với đồng loại của chúng. Điều này mang lại cho chúng lợi thế là có thể vươn đến những nhánh cây cao hơn và có thể có thêm thức ăn. Dần dần, những con hươu cao cổ này đã thành công hơn trong việc sinh sản (vì chúng tiếp cận được nguồn thức ăn phong phú hơn), trong khi số lượng những con có cổ thấp hơn dần thu hẹp lại.


Trong số những con hươu cao cổ tổ tiên có một vài con có cổ dài hơn một chút so với đồng loại của chúng.

Đây là một lí thuyết chọn lọc đơn giản và giáo viên trung học/đại học thường sử dụng chúng để giải thích cho bạn về nguyên nhân hươu cao cổ có chiếc cổ dài. Lý luận cơ bản này có thể được cô đọng thành một phương trình toán học: hươu cao với cổ ngắn + chọn lọc tự nhiên + thời gian = hươu cao cổ có cổ dài. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy một khía cạnh rất khác của ý tưởng tiến hóa này. Các nhà khoa học chỉ ra rằng cổ cao có thể ít liên quan đến nhiệm vụ dinh dưỡng mà chủ yếu liên quan đến nhiệm vụ giao phối.


Khủng long Mamenchisaurus có cái cổ kéo dài hơn 10 mét.

Không thể phủ nhận rằng hươu cao cổ là loài động vật có vú sở hữu cổ dài nhất hiện nay nhưng trong quá khứ đã có không ít loài có cổ dài hơn chúng. Chẳng hạn, khủng long Mamenchisaurus có cái cổ kéo dài hơn 10 mét, gấp 4-5 lần chiều dài cổ của hươu cao cổ ngày nay.

Ngày nay, một chiếc cổ dài như vậy cũng đi kèm với rủi ro riêng của nó. Bộ não của hươu cao cổ cách 2 mét so với tim của nó nên đòi hỏi loài vật này phải có một trái tim lớn và mạnh. Để máu đến não, tim phải bơm máu đó ở áp suất rất cao. Trên thực tế, huyết áp ở hươu cao cổ là cao nhất so với bất kỳ động vật trên cạn nào.

Lựa chọn tình dục

Giả thuyết mới nhất và cũng gây ra nhiều ngạc nhiện - cổ hươu cao cổ là kết quả của việc lựa chọn giới tính để cạnh tranh bạn tình, điều này khiến hươu cao cổ đực phát triển cổ dài.

Ở thảo nguyên châu Phi, bằng cách đọ cổ, hươu cao cổ đực chiến đấu để giành con cái. Trong một cuộc đấu tay đôi nhằm giành được một con cái để giao phối, hai con hươu cao cổ đực đứng cạnh nhau, vung phần sau đầu vào đối phương. Hộp sọ của chúng cực kỳ dày giúp chúng có thể tham gia những cuộc đấu tay đôi như vậy. Đầu của chúng giống như những chiếc búa mạnh mẽ có khả năng phá vỡ xương của đối thủ!

Do đó, sở hữu một chiếc cổ dài và mạnh mẽ sẽ mang lại lợi thế trong các cuộc đấu tay đôi như vậy. Người ta phát hiện ra rằng những con đực có cổ dài không chỉ có xu hướng chiến thắng thường xuyên hơn, mà hươu cao cổ cái cũng thích giao phối với hươu cao cổ có cổ dài hơn.


Ở thảo nguyên châu Phi, bằng cách đọ cổ, hươu cao cổ đực chiến đấu để giành con cái.

Giải thích này cũng làm rõ cho câu hỏi tại sao hươu cao cổ phát triển phần cổ hơn so với tứ chi. Nếu hươu cao cổ tiến hóa đơn giản là để lấy thức ăn trên những nhánh cây cao hơn, thì chân của chúng cũng đã dài ra, tương xứng với sự gia tăng của cổ chúng.

Nếu theo giả thuyết này thì hươu cao cổ cái không cần phát triển cổ dài, nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Simmons và Altwegg, những người đề xuất ý tưởng này, cho rằng ban đầu cổ của hươu cao cổ phát triển có thể do mục đích tìm thức ăn nhưng sau đó chuyển sang mục đích giành đối tượng giao phối. Để hỗ trợ cho lí thuyết của mình, 2 nhà khoa học này đã dẫn một nghiên cứu được thực hiện trong "The American Naturalist in Namibia". Nghiên cứu này kết luận rằng hươu cao cổ đực có cổ nặng hơn so với con cái (có cùng khối lượng cơ thể). Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng chỉ trong trường hợp của con đực, cổ vẫn tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của chúng.

Chỉ có một sự khác biệt nhỏ về chiều dài của cổ hươu cao cổ đực và cái vì vậy cộng đồng khoa học vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục bởi lí thuyết trên. Do đó, câu đố hàng thế kỷ này vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để có câu trả lời thuyết phục hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News