Tại sao không được sờ yết hầu của con trai?
Yết hầu là bộ phận thể hiện sự nam tính của phái mạnh. Do đó, nhiều người khá bất ngờ khi biết rằng con trai không thích người khác sờ vào yết hầu của mình.
Đây là lý do vì sao không nên sờ vào yết hầu của con trai
Yết hầu là gì?
Yết hầu thường được biết đến là phần xương sụn bọc quanh dây thanh quản và nhô ra trước cổ. Nhờ có dây thanh quản, con người có thể nói, cười, ca hát và thì thầm. Dây còn giúp hạn chế thức ăn không rơi vào đường thở khi nuốt.
Trong giai đoạn dậy thì, dây thanh quản sẽ tăng trưởng và làm phần sụn xuất hiện rõ ràng hơn. Đàn ông nếu có hộp thanh quản càng to thì yết hầu sẽ càng lớn. Giọng nói của họ cũng thường trầm ấm và thậm chí có phần “ồm ồm” hơn so với người có yết hầu nhỏ. Do đó, yết hầu được xem là đại diện cho sự mạnh mẽ, nam tính của phái nam.
Yết hầu còn có một tên gọi phổ biến khác là “trái táo cổ”. Theo truyền thuyết, Adam đã lén ăn trái táo cấm trong vườn địa đàng và bị mắc nghẹn ở cổ họng. Hình dáng của yết hầu khá giống với miếng táo lồi ra nên tên gọi “trái táo cổ” đã được ra đời từ đó.
Yết hầu là phần xương sụn nhô ra trước cổ.
Yết hầu được hình thành từ khi nào?
Để lý giải cho câu hỏi “Tại sao không được sờ yết hầu của con trai?”, chúng ta cũng cần biết quá trình hình thành yết hầu.
“Trái táo cổ” được hình thành trong quá trình dậy thì. Trước giai đoạn này, cả nam và nữ đều có kích thước thanh quản như nhau. Khi đến tuổi trưởng thành, thanh quản sẽ tăng trưởng về kích thước và hình thành nhiều sụn hơn để bảo vệ dây thanh đới. Vì vậy mà giọng nói cũng bắt đầu trầm ấm hơn.
Yết hầu không tự xuất hiện sau một đêm. Khi giọng nói của bạn xuất hiện những thay đổi, chẳng hạn như vỡ giọng, điều đó có nghĩa là thanh quản đang tự điều chỉnh để thích nghi với quá trình phát triển.
Vì sao nam giới lại có yết hầu? Nữ giới có yết hầu không?
Thực chất, yết hầu có thể có ở cả nam và nữ. Do quá trình dậy thì là như nhau, hộp thanh quản vẫn tăng trưởng và làm biến đổi giọng nói của phụ nữ. Tuy nhiên, sự thay đổi này thường không mạnh mẽ như ở nam giới.
Các hormone của nữ không cho phép dây thanh quản tăng trưởng quá nhiều. Do vậy, phái đẹp vẫn giữ được giọng nói cao hơn so với phải mạnh sau khi qua tuổi dậy thì.
Thông thường, yết hầu ở nữ ít xuất hiện hơn. Tuy nhiên, một số chị em thường gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ dẫn đến hàm lượng testosterone trong cơ thể khá cao.
Ở những trường hợp này, phụ nữ sẽ có “trái táo cổ” như phái nam. Giọng nói của họ cũng vì vậy mà trầm hơn so với số đông. Ngoài ra, họ cũng có những biểu hiện khác trên cơ thể như mọc nhiều lông, tóc hơn. Sự bất thường về hormone còn khiến một số nam giới có thanh quản nhỏ và giọng cao hơn bình thường.
Lý do không nên sờ yết hầu của con trai
“Vì sao không được sờ yết hầu của con trai?” là mối quan tâm của khá nhiều chị em. Theo các chuyên gia, kích thước “trái táo cổ” có liên hệ mật thiết với nội tiết tố của nam giới. Điều đó nghĩa là yết hầu càng lớn thì lượng nội tiết tố nam (testosterone) sinh ra sẽ càng nhiều.
Trong một khảo sát thực hiện bởi 2000 nam giới, những người có đời sống “chăn gối” viên mãn thường có yết hầu lớn và giọng nói trầm ấm hơn. Do đó, thật không sai khi nói rằng yết hầu là nơi thể hiện sự nam tính của phái mạnh.
Có thể thấy, yết hầu là một vị trí tương đối “nhạy cảm” của phái mạnh. Việc sờ vào yết hầu cũng giống như chạm vào “cậu bé” của họ. Hành động này sẽ làm cơ thể lập tức sinh ra hormone testosterone làm kích thích sự ham muốn.
Đồng thời, hàm lượng testosterone tiết ra nhiều sẽ làm đàn ông sẽ có cảm giác hưng phấn như khi đang quan hệ. Vì vậy, trừ khi đang “mây mưa”, bạn nên hạn chế chạm vào bộ phận này để tránh gây khó xử cho cả hai.
Kết luận
Yết hầu vốn là nơi thể hiện sự mạnh mẽ của đàn ông. Nhiều chị em còn cho rằng “trái táo cổ” chính là nơi quyến rũ nhất của nam giới. Tuy nhiên, thực chất đây lại là vị trí tương đối “nhạy cảm”. Do đó, con trai thường không thích người khác chạm vào bộ phận đó của mình. Dù hành động này không để lại hậu quả quá nghiêm trọng, chị em nên hiểu rõ đâu là thời điểm cũng như đối tượng thích hợp để chạm vào yết hầu nhé.

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?
Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?
Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
