Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?
Nước rất cần thiết cho cây, nước giúp đưa chất dinh dưỡng từ rễ để nuôi cây nên do đó để cây phát triển tốt ta nên tưới nước thường xuyên. Nhưng tưới liều lượng bao nhiêu và tưới như thế nào cho phù hợp thì không phải ai cũng biết.
Vào mùa hè, các loại cây, hoa đều sinh sôi, chất dinh dưỡng và nước cần thiết cũng rất nhiều. Do bộ rễ của cây hoa phân bố nông, nếu mấy ngày không có mưa thì cây dễ bị khô héo mà chết. Vì vậy ta phải thường xuyên tưới cây.
Tưới nước vào giữa trưa, khi nhiệt độ cao sẽ khiến không kịp thời chịu sự kích thích mạnh đó nên sẽ bị héo mà chết.
Tuy nhiên tưới cây cũng phải chú ý một điều, đó là không được tưới vào giữa trưa nắng hè, không những không giúp cây mà còn hại cây. Vì vậy người trồng hoa có một kinh nghiệm là chỉ tưới hoa vào lúc sáng hoặc tầm chiều muộn. Tại sao lại phải như vậy?
Khí hậu vào mùa hè rất nóng nực, đặc biệt là buổi trưa, nhiệt độ cao. Do tỉ nhiệt của nước lớn gấp bốn lần không khí, thêm vào đó nhiệt độ khi hấp thụ và khi tỏa nhiệt thay đổi ít cho nên độ nóng của nước thường thấp hơn độ nóng của không khí. Nếu giữa trưa tưới nước cho cây, lúc đó đất gặp nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng tỏa nhiệt, nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn đang cao, trong môi trường nhiệt độ thay đổi như vậy, những đóa hoa tươi kia không kịp thời chịu sự kích thích mạnh đó nên sẽ bị héo mà chết.
Vào buổi sáng và chạng vạng tối, do nhiệt độ hạ, sau khi tưới cây nhiệt độ đất và nhiệt độ ngoài trời không cách biệt nhau mấy, không dẫn đến sự nguy hại cho cây. Nếu trời râm thì có thể tưới cây lúc nào cũng được.
Ngoài hoa ra, những loại rau thông thường và các hoa cỏ khác cũng không nên tưới vào giữa trưa.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
