Tại sao kỵ binh Mông Cổ trong quá khứ lại mang một lượng lớn ngựa cái khi viễn chinh?

Người Mông Cổ, được biết đến như dân tộc du mục thuần túy và nổi danh là dân tộc cưỡi ngựa, đã tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lịch sử với sự linh hoạt và chiến thuật vượt trội.

Ngựa Mông Cổ không cao, với chiều cao trung bình khoảng 120-135 cm, thấp hơn so với ngựa Ả Rập và ngựa Đại Uyên (một giống ngựa ở vùng Trung Á). Mặc dù tốc độ của chúng nhỏ hơn so với ngựa châu Âu, nhưng ngựa Mông Cổ lại có sức bền và hiệu quả chiến đấu không hề thua kém. Điều này phần lớn nhờ vào sự phối hợp chiến thuật tuyệt vời của người Mông Cổ, không chỉ dựa vào sức mạnh của ngựa mà còn là khả năng tận dụng tối đa tiềm năng của chúng.

Tại sao kỵ binh Mông Cổ trong quá khứ lại mang một lượng lớn ngựa cái khi viễn chinh?
Ngựa có vai trò quan trọng đối với người Mông Cổ.

Có thể nói ngựa là huyết mạch của người Mông Cổ, dù là trong cuộc sống du mục hay chiến đấu với các nước phương xa thì người Mông Cổ cổ đại cũng không thể sống thiếu ngựa. Khi chiến đấu, người Mông Cổ cổ đại không chỉ có quân đội chính mà còn có các đội vận tải đặc biệt để bổ sung vật tư. Trong các cuộc chiến, bên nào không có nguồn cung cấp hậu phương thường sẽ là bên thua cuộc, nhưng với người Mông Cổ cổ đại, tất cả các bộ tộc đều chiến đấu chứ không chỉ riêng quân đội.

Khi quân đội Mông Cổ cổ đại ra trận, tất cả đàn ông, phụ nữ, già trẻ và gia đình của họ cũng sẽ ra chiến trường, mang theo số lượng lớn gia súc như ngựa, bò, lạc đà và cừu. Trong số đó, ngựa cái là phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các cuộc thám hiểm phía Tây. Vậy tại sao người Mông Cổ cổ đại lại mang theo nhiều ngựa cái khi viễn chinh?

Tại sao kỵ binh Mông Cổ trong quá khứ lại mang một lượng lớn ngựa cái khi viễn chinh?
Ngựa Mông Cổ lại có sức bền và hiệu quả chiến đấu không hề thua kém ngựa Ả Rập.

Nguyên nhân thứ nhất: Tốc độ

Khi quân Mông Cổ đi viễn chinh, đi cùng quân đội là các đội vận tải để giải quyết vấn đề vận chuyển, tiếp tế. Hãy nhìn vào ba cuộc thám hiểm phía Tây của Đế quốc Mông Cổ. Hành trình ngắn nhất là năm hoặc sáu nghìn km, và hành trình dài nhất là hơn 10.000km. Trong thời đại vũ khí lạnh, mỗi cuộc thám hiểm kéo dài vài tháng đến vài năm. Ngựa là phương tiện vận tải chiến lược nhanh nhất, theo đó tốc độ hành quân trung bình của quân Mông Cổ cổ đại là 80 đến 90km mỗi ngày. Tốc độ này chỉ có ngựa Mông Cổ mới có thể đạt được.

Tại sao kỵ binh Mông Cổ trong quá khứ lại mang một lượng lớn ngựa cái khi viễn chinh?
Với đội quân Mông Cổ, mỗi người đều có nhiều hơn một con ngựa để thay phiên nhau chạy.

Tốc độ của gia súc, cừu và các vật nuôi khác chắc chắn không nhanh bằng ngựa, thậm chí không nhanh bằng một nửa. Vì vậy, để duy trì tốc độ hành quân, người Mông Cổ cổ đại thích mang theo ngựa đi chiến đấu, và mỗi người đều có nhiều hơn một con ngựa để thay phiên nhau chạy. Ngựa còn có thể vận chuyển vật dụng, đặc biệt là ngựa Mông Cổ, chúng có sức bền siêu phàm mà hầu như các giống ngựa khác không thể sánh bằng. Chúng chỉ cần nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn trong ngày để phục hồi sức lực, vì vậy nên dẫn theo ngựa tạo ra rất nhiều lợi thế khi so với những vật nuôi khác.

Nguyên nhân thứ hai: Ngựa là "vật liệu" chiến lược, đặc biệt là ngựa cái

Ngựa trong thời đại vũ khí lạnh có thể so sánh với xe tăng ngày nay, và quân kỵ binh thời đó tương đương với quân xe tăng ngày nay. Nhưng điểm khác biệt là ngựa không chỉ được dùng làm công cụ để cưỡi mà còn là vật liệu chiến lược rất quan trọng, đặc biệt là những con ngựa cái.

Ngựa cái có thể cho ra sữa ngựa nhưng ngựa đực thì không. Người Mông Cổ cổ đại phụ thuộc rất nhiều vào sữa ngựa, giá trị dinh dưỡng của sữa ngựa cao hơn sữa bò và sữa dê. Sữa ngựa có thể dùng để làm rượu và là thức uống quan trọng của người Mông Cổ, giúp họ duy trì sức khỏe và thể lực trong các cuộc chiến đấu kéo dài.

Trong khi ngựa đực chủ yếu được sử dụng làm ngựa chiến thì ngựa cái còn có thể dùng làm nguồn thức ăn. Ngoài sữa ngựa, thịt ngựa còn có thể dùng làm thức ăn, thịt ngựa cũng là một trong những nguồn thức ăn chính của người Mông Cổ, có thể giải quyết vấn đề lương thực khi hành quân và chiến đấu.

Tại sao kỵ binh Mông Cổ trong quá khứ lại mang một lượng lớn ngựa cái khi viễn chinh?
Ngựa không chỉ được dùng làm công cụ để cưỡi mà còn là vật liệu chiến lược rất quan trọng.

Nguyên nhân thứ ba: Ngựa cái là công cụ đảm bảo sự kế thừa của cả đàn ngựa

Tuổi thọ trung bình của một con ngựa là từ 30 đến 35 năm. Thời gian phục vụ tốt nhất là từ 3 đến 15 tuổi. Vì vậy, ngựa trở thành ngựa trung niên và già sau khi được gần 15 tuổi. Trong cuộc viễn chinh về phía Tây của quân Mông Cổ, hầu hết ngựa của họ đều đã già, bị chết trong trận mạc hoặc bị thương và phải đối mặt với tổn thất.

Thời gian mang thai của một con ngựa cái là khoảng 10 đến 11 tháng. Người Mông Cổ đi viên chinh và mang theo gia đình của mình trong nhiều năm. Theo đó, họ cũng phải mang theo đủ số lượng ngựa cái để đảm bảo duy trì số lượng của đàn ngựa và có ngựa mới để thay thế những con đã già và chết trận.

Nguyên nhân thứ tư: Ngựa sở hữu vô vàn "châu báu"

Nếu ngựa Mông Cổ chết, da ngựa có thể được dùng để làm dây cương, áo giáp, ủng da, v.v. Đuôi và bờm ngựa có thể được dùng để làm dây thừng. Ngoài ra, ở những vùng đồng cỏ rộng lớn, khi không có rừng, phân ngựa còn có thể được sử dụng làm nhiên liệu sưởi ấm và nấu ăn.

Tại
Người Mông Cổ phải đảm bảo duy trì số lượng của đàn ngựa và có ngựa mới để thay thế những con đã già và chết trận.

Trong lịch sử, người Mông Cổ là bậc thầy sử dụng ngựa để chiến đấu. Họ sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau, trong đó nổi bật là cưỡi ngựa bắn cung. Bằng cách này, họ có thể tiêu diệt một số lượng lớn kẻ thù từ xa trước khi kỵ binh hạng nặng tấn công. Sự kết hợp giữa các chiến thuật này giúp quân đội Mông Cổ cổ đại trở nên bất khả chiến bại, ngay cả khi đối đầu với kỵ binh hạng nặng châu Âu.

Ngựa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và chiến tranh của người Mông Cổ cổ đại. Từ việc đảm bảo tốc độ hành quân, cung cấp lương thực và dinh dưỡng, đến việc đảm bảo sự thay thế liên tục cho đàn ngựa, ngựa Mông Cổ đã chứng tỏ sự vượt trội của mình trong lịch sử chiến tranh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao các vận động viên đấu kiếm Olympic lại được gắn vào dây cáp điện?

Tại sao các vận động viên đấu kiếm Olympic lại được gắn vào dây cáp điện?

Nếu bạn xem Thế vận hội Olympic, bạn có thể nhận thấy rằng các đấu sĩ đấu kiếm được buộc vào một sợi cáp, khiến họ trông giống như đang bị xích bằng một sợi dây lớn.

Đăng ngày: 06/08/2024
Tại sao đường chạy Olympic Paris 2024 lại có màu tím?

Tại sao đường chạy Olympic Paris 2024 lại có màu tím?

Không phải đỏ đất quen thuộc, đường chạy nội dung điền kinh tại Olympic Paris 2024 đã chuyển sang màu tím.

Đăng ngày: 06/08/2024
Tại sao người châu Phi không thuần hóa được trâu rừng châu Phi?

Tại sao người châu Phi không thuần hóa được trâu rừng châu Phi?

Trâu rừng châu Phi có giá trị sử dụng tương đương với cá loài trâu nước châu Á.

Đăng ngày: 05/08/2024
Tại sao khi chiến đấu, kẻ địch không giết ngựa của đối phương?

Tại sao khi chiến đấu, kẻ địch không giết ngựa của đối phương?

Trong thời cổ đại, trên chiến trường, ngựa chiến được coi là một báu vật. Sau khi một trận chiến kết thúc, tỷ lệ sống sót của ngựa là cao nhất.

Đăng ngày: 04/08/2024
Vì sao các kiến trúc La Mã cổ đại như đền Pantheon vẫn đứng vững?

Vì sao các kiến trúc La Mã cổ đại như đền Pantheon vẫn đứng vững?

Là một trong các kỳ quan của thủ đô Rome (Ý) và là niềm tự hào của người La Mã cổ đại, kiến trúc đền Pantheon từ lâu đã được xem là đỉnh cao khó lay chuyển.

Đăng ngày: 04/08/2024
Vì sao đi bộ trên thang cuốn dễ xảy ra tai nạn?

Vì sao đi bộ trên thang cuốn dễ xảy ra tai nạn?

Đi bộ trên thang cuốn dễ xảy ra tai nạn, vì thế nhà sản xuất thang cuốn lớn của Nhật Bản khuyến cáo người dân không thực hiện hành vi này để an toàn.

Đăng ngày: 03/08/2024
Vì sao 72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, nhưng suốt 604 năm qua không ai dám đụng?

Vì sao 72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, nhưng suốt 604 năm qua không ai dám đụng?

Tử Cấm Thành hiện vẫn là quần thể kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 02/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News