Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?

Trước khi thiết kế máy bay chở khách, người ta không tính đến việc trang bị dù cho hành khách, thậm chí cả phi hành đoàn cũng không có dù.

Đã có nhiều vụ tai nạn máy bay dân dụng xảy ra trong suốt lịch sử, nó đã ảnh hưởng đến trái tim của hàng trăm triệu người. Theo đó cũng có nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao những chiếc máy bay chở khách này đã không trang bị dù cho hành khách và phi hành đoàn? Khi máy bay chở khách gặp sự cố, mọi người có thể tự cứu mình bằng cách nhảy dù, nhảy dù khó đến vậy sao?

Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?
Theo tưởng tượng của nhiều du khách, dù có thể là cách thoát hiểm nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, theo các tổ chức quốc tế về an toàn hàng không, dù được coi là một thiết bị thoát hiểm không phù hợp trên các chuyến bay dân dụng

Trên thực tế, nhảy dù là một kỹ thuật rất phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều so với những gì mọi người tưởng tượng.

Độ cao hành trình của máy bay chở khách nằm trong khoảng từ 8.000m đến 10.000m, ở độ cao này, nếu hành khách chưa có kinh nghiệm, không mặc quần áo nhảy dù chuyên dụng, không có trang bị thiết bị dưỡng khí để nhảy dù thì việc nhảy dù ra khỏi máy bay khi gặp sự cố sẽ có cơ hội sống sót gần như bằng không.

Độ cao thích hợp nhất để nhảy dù là từ 80 mét đến 3.000 mét, độ cao mở dù an toàn tối thiểu là khoảng 500 mét, hành khách không có kinh nghiệm nhảy dù sẽ không có cách nào ước lượng được độ cao nên việc nhảy dù thoát hiểm là điều không thể.

Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?
Đầu tiên, không thể nhảy dù từ khoang chở khách do máy bay dân dụng thường hoạt động ở độ cao 10 km (máy bay đạt độ cao này hoặc hơn sau khi cất cánh và duy trì trong cả hành trình), vận tốc trung bình 910 km/h. Nếu thực hiện một cú nhảy, cơ thể sẽ vỡ tung hoặc dính chặt vào vỏ máy bay.

Trong trận động đất ở Vấn Xuyên , Trung Quốc vào năm 2008, 15 lính dù Trung Quốc đã quyết định nhảy dù ở độ cao khoảng 5.000m và điều này đã tạo nên kỳ tích nhảy dù của lính dù tại quốc gia này.

Sự thành công của nhảy dù độ cao lớn được quyết định bởi nhiều yếu tố, người bình thường không được đào tạo chuyên nghiệp không thể hoàn thành việc nhảy dù độ cao lớn. Ở độ cao gần 10.000m, không khí loãng, hàm lượng oxy cực thấp, nhiệt độ có nơi xuống tới khoảng âm 42 độ C. Cái lạnh và thiếu oxy trong môi trường này có thể khiến con người hạ thân nhiệt và chết ngạt ngay lập tức.

Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?
Bắt đầu từ độ cao khoảng 4,5 km, hành khách đã cần được cung cấp oxy vì khi mở dù, máy bay sẽ không được điều áp, cơ thể người sẽ bị áp lực lớn. Còn nếu dưới độ cao kể trên, máy bay nếu gặp sự cố sẽ tiếp đất với tốc độ rất nhanh.

Trước khi nhảy dù, phi hành đoàn phải tìm điểm hạ cánh thích hợp thông qua các khoảng trống trong mây dày đặc, sau đó lần lượt đi đến cửa sập và nhảy dù một cách dứt khoát, đồng thời mở dù ở độ cao phù hợp bằng cách giữ khoảng cách và thời gian với những người nhảy dù ở phía trước. Những hoạt động này đòi hỏi nhiều năm tích lũy kinh nghiệm nhảy dù.

Nếu khoảng cách giữa người nhảy dù phía trước với người nhảy dù phía sau quá nhỏ và thời gian quá ngắn thì cả hai có thể sẽ bị vướng vào dây dù của nhau và cùng gặp nạn. Nếu mở dù quá sớm thì người nhảy dù rất có thể bị mất nhiệt độ và chết ngạt. Nếu mở dù quá muộn, cơ thể người nhẩy dù có thể sẽ bị rơi tự do và đập thẳng xuống đất.

Trong khi nhảy dù, người nhảy dù cũng cần phải phán đoán hướng gió, vận hành hướng rơi và tốc độ của dù để hạ xuống, nếu không rất dễ rơi trực tiếp vào cây cối, trên biển, đường giao thông, đường dây điện cao thế và những nguy hiểm khác.

Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?
Kể cả trong trường hợp có thể nhảy từ độ cao như vậy hoặc thấp hơn thì tâm lý cũng là yếu tố quan trọng. Không phải hành khách nào cũng có khả năng nhảy dù độc lập. Việc này đòi hỏi quá trình đào tạo chuyên nghiệp.

Tiếp đất và chạm đất cũng đòi hỏi phải nắm vững các kỹ năng, động tác chính xác, thay vì duỗi thẳng hai chân chọc thẳng xuống đất, bạn phải cúi gập người, lúc chạm đất sẽ phải bật dậy thật mạnh, co trước rồi bật lại, để hấp thụ lực từ quá trình tiếp đất.

Ngoài ra, quá trình máy bay chở khách rơi do hỏng hóc sẽ diễn ra rất nhanh vì vậy sẽ không có cách nào để những người chưa qua đào tạo lần lượt nhảy dù ra khỏi máy bay.

Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?
Trang bị thêm dù cho máy bay dân dụng cũng tốn thêm chi phí và làm tăng trọng lượng của máy bay, đồng nghĩa với việc sẽ cần nhiều nhiên liệu hơn và các chuyến bay sẽ tốn kém hơn.

Trên thực tế, có nhiều hơn một loại dù, chúng được chia thành nhiều loại với nhiều thông số kỹ thuật, chủ yếu bao gồm dù cứu sinh, dù cho lính nhảy dù, dù huấn luyện viên, dù thể thao,...

Về hình dáng, hình tròn là phổ biến nhất, loại dù này có chi phí thấp, thao tác bung dù tương đối đơn giản, tương đối an toàn nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ gió, nếu thời tiết tốt thì loại dù tròn này là phù hợp nhất.

Sau khi các lỗ trên chiếc dù tròn được tạo ra, nó sẽ trở nên ổn định hơn và khả năng hoạt động của nó cũng được cải thiện.

Trong khi đó, độ ổn định của dù vuông và dù hình elip lại tương đối kém, đòi hỏi người dùng phải có năng lực nhảy dù mạnh mẽ, nhưng loại dù này có thể điều khiển hướng chính xác, tác động khi hạ cánh cũng nhỏ, đồng thời cũng là loại dù đặc biệt dành cho máy bay chiến đấu.

Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?
Khi một người hoảng loạn, hành động của họ sẽ trở nên mất kiểm soát. Rất có thể, việc phải nhảy ra khỏi máy bay sẽ gây tình trạng hỗn loạn, tắc ở cửa thoát hiểm máy bay, khiến việc xử lý tình huống khẩn cấp trở nên khó khăn hơn.

Cuối cùng, nếu người bình thường không được huấn luyện nhảy dù thì sẽ không thể hoàn thành việc nhảy dù ở độ cao bình thường chứ đừng nói đến nhảy dù tầm cao ở độ cao từ 8.000 mét đến 1.000 mét, và đây cũng là lý do mà máy bay chở khách không được trang bị dù.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái đất 230 triệu năm.

Đăng ngày: 30/03/2023
Vì sao ngày càng nhiều máy bay bị nhiễu loạn không khí?

Vì sao ngày càng nhiều máy bay bị nhiễu loạn không khí?

Nghiên cứu cho thấy hiện tượng máy bay gặp nhiễu loạn không khí đang gia tăng. Đã có một số sự cố nghiêm trọng do nhiễu loạn không khí trong những năm gần đây.

Đăng ngày: 29/03/2023
Tại sao lại có 12.000 con cá sấu sông Nile sinh sống trong hồ giữa sa mạc?

Tại sao lại có 12.000 con cá sấu sông Nile sinh sống trong hồ giữa sa mạc?

Cá sấu là một trong những loài săn mồi hung dữ bậc nhất hành tinh, và tổ tiên của chúng là Deinosaurs thậm chí có thể cạnh tranh với khủng long ăn thịt cỡ lớn hay Titanoboa.

Đăng ngày: 29/03/2023
Vì sao cá được nuôi trong giếng hay bể nước mưa không thể lớn?

Vì sao cá được nuôi trong giếng hay bể nước mưa không thể lớn?

Đối với cá trong giếng, bể nước mưa, chúng thường không thể sinh trưởng và phát triển toàn diện do môi trường và thức ăn hạn chế.

Đăng ngày: 27/03/2023
Tại sao một số nhà khoa học tin rằng than đá có thể đến từ vũ trụ?

Tại sao một số nhà khoa học tin rằng than đá có thể đến từ vũ trụ?

Việc hình thành của than đá vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 27/03/2023
Vì sao chỉ có thể mang chai nước 100ml lên máy bay?

Vì sao chỉ có thể mang chai nước 100ml lên máy bay?

Tại một số quốc gia, người tham gia chuyến bay phải tuân thủ quy định không mang chai nước quá 100ml lên máy bay để đảm bảo an toàn.

Đăng ngày: 26/03/2023
Vì sao cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn thủy tinh mỏng?

Vì sao cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn thủy tinh mỏng?

Đa phần người tiêu dùng khi đi mua các sản phẩm thủy tinh đều lựa chọn những mẫu mã có độ dày lớn vì họ cho rằng càng dày thì tỷ lệ vỡ càng thấp, độ bền cao.

Đăng ngày: 25/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News