Tại sao một số quốc gia in tiền ở nước ngoài?

Tháng 9 năm trước, chính phủ Liberia tuyên bố đã mất 104 triệu đô la. Nguyên nhân không phải là do bất kỳ quyết định đầu tư yếu kém nào, hoặc một số gian lận kế toán mà là tiền - tiền mặt - thực sự đã bị mất tích.

Tiền giấy được ngân hàng trung ương Liberia đặt mua từ các nhà máy in ở nước ngoài và đã biến mất sau khi đi qua các cảng và sân bay chính của nước này.

Trong khi đó, ngay trước đó một tháng, người Ấn Độ bày tỏ sự phẫn nộ trên phương tiện truyền thông xã hội về việc in tiền. Một bài báo đăng trên tờ South China Morning Post tuyên bố Tập đoàn in ấn và đúc tiền Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đã giành được hợp đồng in đồng rupee Ấn Độ, gây lo ngại về an ninh quốc gia.

Chính phủ Ấn Độ đã phủ nhận điều này, nói rằng thông tin trong bài báo là "vô căn cứ" – họ thực sự in tất cả các loại tiền tệ từ bốn máy ép bảo mật cao trong nước.

Cả hai trường hợp này đều đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có nên quan tâm tiền được in ở đâu không?

In tiền ở nước ngoài có phải là thông lệ?

Tại sao một số quốc gia in tiền ở nước ngoài?
Công ty in tiền Anh De La Ru giới thiệu đồng 5 bảng Anh bằng chất liệu Polymer

Một số quốc gia, như Ấn Độ, sản xuất tất cả tiền mặt tại nhà. Ví dụ, Hoa Kỳ có nghĩa vụ pháp lý in tiền giấy trong lãnh thổ của mình.

Nhưng đối với một số quốc gia, việc in tiền ở nước ngoài là phổ biến, như Liberia thậm chí không có sở tiền đúc riêng.

Có một số công ty chuyên môn cao in tiền mặt cho hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới. Nhà sản xuất tiền giấy De La Ru (Anh) ước tính thị trường in tiền thương mại chiếm 11% tổng số tiền giấy được sản xuất.

Các nhà sản xuất tiền giấy lớn nhất chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Công ty De La Ru của Anh là nhà sản xuất tiền giấy lớn nhất toàn cầu. Nó tạo ra tiền mặt cho khoảng 140 ngân hàng trung ương. Mỗi tuần, nó tạo ra đủ các tờ tiền mà nếu xếp chồng lên nhau sẽ cao ngang đỉnh Everest đến hai lần.

Đối thủ cạnh tranh của De La Ru, công ty Giesecke & Devrient Đức sản xuất tiền giấy cho khoảng 100 ngân hàng trung ương, trong khi Công ty Tiền giấy Canada, Hoa Kỳ và công ty Crane có trụ sở tại Thụy Điển cũng là những nhà in tiền lớn. Nhưng lưu ý rằng mặc dù đó là mảng kinh doanh lớn, nhưng cũng là mảng kinh doanh rất bí mật. Tất cả đều từ chối tiết lộ chính xác ngân hàng trung ương thuê họ sản xuất tiền. Nhiều chính phủ cũng không muốn nói về điều này.

Tại sao một số nước không tự in tiền?

Về cơ bản, in tiền rất đắt tiền và khó làm.

Các công ty liên quan đến in tiền đã tồn tại vài trăm năm. Họ có chuyên gia công nghệ và uy tín về bảo mật cao.

De La Ru bắt đầu sản xuất tiền giấy vào năm 1860, đầu tiên là cho Mauritius và sau đó ở nơi khác. Công ty này sản xuất tiền polymer mới của Anh.

Đối với các nước nhỏ hơn, việc thuê ngoài sản xuất tiền có thể có nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn, có thể không đáng để mua máy ép đắt tiền nếu họ chỉ cần một số lượng nhỏ giấy bạc. Việc in tiền cũng đòi hỏi phải theo kịp những tiến bộ công nghệ nhanh chóng để ngăn chặn tiền giả.

Một máy in tiền giấy tạo ra khoảng 1 đến 1,4 tỷ tờ tiền mỗi năm. Vì vậy, nếu một ngân hàng trung ương sản xuất ít hơn thế thì nó không thực sự có giá trị về mặt tài chính. Hoa Kỳ in khoảng bảy tỷ tờ tiền mỗi năm.

Quốc gia Quần đảo Solomon nhỏ bé ở Thái Bình Dương, có dân số 600.000 người, sử dụng đồng tiền do De La Ru thiết kế và in. Các thông tin có sẵn công khai khác cho thấy rằng Macedonia và Botswana cũng thuê ngoài công ty Anh này.

Thuê ngoài in tiền có rủi ro không?

Nhiều lo ngại ở Ấn Độ liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia, đặc biệt là khi nước này đang có tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

Nhưng những lo ngại về gia công sản xuất tiền có cơ sở không?

Một ví dụ nổi bật là Libya năm 2011. Chính phủ Anh đã giữ lại khoảng 1,86 tỷ dinar (929 triệu bảng), trong đó có khoảng 140 triệu bảng đã được De La Ru in, gây thiếu hụt tiền giấy ở Libya trong những giây phút cuối cùng cầm quyền của Đại tá Muammar Gaddafi.

Vì vậy, trong một số trường hợp, chính phủ nước ngoài có thể giữ lại tiền mặt, nhưng điều đó rất hiếm. Vụ việc ở Libya đã gây sốc cho các chuyên gia trong ngành nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc thuê ngoài sản xuất tiền giấy.

Về mặt lý thuyết, một quốc gia có thể bị hủy hoại bởi sản xuất gia công tiền nếu nhà sản xuất in nhiều hơn yêu cầu mà không có sự cho phép của ngân hàng trung ương, bơm vào nền kinh tế quá nhiều tiền mặt dẫn đến các tác động không mong muốn đối với nền kinh tế, chẳng hạn như lạm phát.

Cũng có nguy cơ rằng tiền in ở nước ngoài sẽ khiến những người ngoài có kiến ​​thức về các tính năng bảo mật của một tờ tiền cụ thể để có thể tạo ra các tờ tiền gian lận.

Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy một trong những ví dụ này đang diễn ra.

Mặt khác, do hầu hết các loại tiền tệ vẫn được in bởi chính các quốc gia nên có lẽ mối đe dọa không phải là lớn. Guillaume Lepecq, giám đốc Hiệp hội tiền tệ quốc tế cho biết: "Phần lớn các quốc gia in tiền giấy của riêng họ và một lượng nhỏ được in theo cách công nghiệp thương mại".

Không có cơ quan quốc tế để điều tiết sản xuất tiền.

Tương lai chúng ta có cần tiền mặt không?

Rất nhiều người đang ít sử dụng tiền mặt thường xuyên hơn. Các ứng dụng di động và phương thức thanh toán không tiếp xúc đã giúp việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết chỉ có 10% thanh toán bằng tiền lẻ được thực hiện bằng tiền mặt trong năm 2016 do sự gia tăng của thanh toán di động.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia trong ngành, nhu cầu về tiền giấy trên toàn thế giới vẫn tiếp tục tăng. Ước tính tăng trưởng hàng năm ở mức 3,2% cho thị trường toàn cầu, hiện có giá trị chỉ dưới 10 tỷ đô la.

Châu Á và Châu Phi là những khu vực phát in tiền triển nhanh nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần?

Tại sao con người phải cắt tóc còn các loài động vật khác thì không cần?

Lông, tóc là một đặc điểm của động vật có vú, nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao con người luôn phải cắt tóc còn các loài động vật có vú khác thì không?

Đăng ngày: 26/12/2019
Muốn sống lâu hơn? Các nhà nghiên cứu khuyên bạn hãy đến viện bảo tàng nghệ thuật

Muốn sống lâu hơn? Các nhà nghiên cứu khuyên bạn hãy đến viện bảo tàng nghệ thuật

Một nghiên cứu khoa học mới cứng nói rằng nghệ thuật sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.

Đăng ngày: 26/12/2019
6 giao lộ thiết kế như mê cung nổi tiếng thế giới

6 giao lộ thiết kế như mê cung nổi tiếng thế giới

Sự chồng chéo các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến loạt giao lộ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh... được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với tài xế lần đầu trải nghiệm.

Đăng ngày: 26/12/2019
Tiên đoán của nhà tiên tri Nostradamus về vận mệnh thế giới năm 2020

Tiên đoán của nhà tiên tri Nostradamus về vận mệnh thế giới năm 2020

Những lời tiên đoán sấm truyền đáng sợ của nhà tiên tri Nostradamus là chủ đề tranh cãi trong hàng thế kỷ và trong bối cảnh thế giới sắp bước sang năm mới 2020, những lời tiên tri này một lần nữa xuất hiện.

Đăng ngày: 25/12/2019
Khoa học giải thích tại sao trẻ em vẫn tin vào Ông già Noel

Khoa học giải thích tại sao trẻ em vẫn tin vào Ông già Noel

Một kỳ Giáng Sinh nữa lại sắp đến, mang theo nhiều câu chuyện kể huyền bí, câu chuyện về Ông già Noel hay “Santa Claus” nổi tiếng cũng không phải ngoại lệ.

Đăng ngày: 25/12/2019
Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?

Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?

Thảm cỏ nhân tạo hiện phổ biến khắp thế giới. Tuy nhiên một điều ít ai để ý là xử lý những thảm cỏ hư hỏng, hết đát ra sao để không hại đến môi trường?

Đăng ngày: 25/12/2019
Kỹ sư tên lửa:

Kỹ sư tên lửa: "Nỏ thần" An Dương Vương hoạt động giống tên lửa container?

Đầu tháng 12 vừa qua, kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh đã gửi tờ khai đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) để đăng ký phát minh sáng chế mang tên: “Nỏ bắn nhiều tên, lực nỏ tác dụng vào ống tên, trong ống có nhiều mũi tên nhỏ”.

Đăng ngày: 24/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News