Tại sao nên xem mưa sao băng Perseids đêm nay?
Sự kiện mưa sao băng Perseids hàng năm luôn là một trong những sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất trong năm. Bởi vì đây là 1 trong 2 trận mưa sao lớn nhất và sáng nhất với mật độ cực điểm đạt tới 100 vệt/giờ, hoàn toàn có thể dùng mắt thường để quan sát trong điều kiện trời quang mây.
Đón xem mưa sao băng Perseids vào rạng sáng ngày 13/8/2015
Năm nay thì việc ngắm sao băng sẽ đặc biệt thuận lợi vì đỉnh điểm sẽ rơi vào khoảng đêm thứ 4 (ngày 12/8) và rạng sáng thứ 5 (13/8). Theo lịch âm thì đây là thời kỳ trăng non (28 – 29 âm lịch). Như vậy thì bầu trời sẽ không có trăng và việc nhìn sao băng sẽ không bị ảnh hưởng của ánh sáng từ mặt trăng nữa, dễ dàng hơn nhiều.
Lần cuối cùng khi mưa sao băng Perseids đạt cao điểm vào khoảng thời gian tương tự là vào năm 2007.
Mỗi sao băng của Perseids là một mảnh vụn của sao chổi Swift-Tuttle để lại trên quỹ đạo Trái Đất. Và đến tháng 8 hàng năm thì Trái Đất sẽ đến vùng quỹ đạo chứa các mảnh nhỏ này.
Làm sao để quan sát được trận mưa sao băng này?
- Quan sát trong điều kiện quang mây, vào khoảng sau 1 giờ rạng sáng ngày 13/8.
- Tránh xa các ánh đèn nhân tạo (như đèn đường, nhà cao tường), tìm một vùng trời tối với góc nhìn rộng, cao và không có ánh đèn là lý tưởng hơn cả.
- Tập quan sát trong bóng tối khoảng 20 phút, tránh nhìn vào cả điện thoại di động.
- Chỉ cần quan sát bằng mắt thường về phía bầu trời Đông Bắc.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
