Tại sao Nepal được coi là "tử địa" của máy bay chở khách?

Ngành hàng không của Nepal từ lâu đã bị đánh giá là kém an toàn do không được đào tạo và bảo dưỡng đầy đủ. Thời tiết bất thường và địa hình đồi núi hiểm trở là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Nepal.

Nepal sở hữu một số đường băng ở khu vực hẻo lánh và phức tạp nhất thế giới, được bao bọc bởi những đỉnh núi phủ tuyết gây thách thức cho các phi công thậm chí ngay cả phi công giỏi. Thời tiết cũng có thể nhanh chóng thay đổi tại vùng núi, khiến điều kiện bay trở nên nguy hiểm.

Tại sao Nepal được coi là tử địa của máy bay chở khách?
Hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Nepal khiến 51 người thiệt mạng hồi năm 2019. (Ảnh: AP).

Địa hình đồi núi hiểm trở, sự khan hiếm đầu tư vào máy bay và cơ sở hạ tầng mới và hệ thống điều tiết kém đã góp phần gây ra những vụ tai nạn hàng không ở Nepal.

Hơn nữa, các đường băng được đặt ở các khu vực miền núi, trong bối cảnh điều kiện thời tiết được biết đến với sự thay đổi đột ngột.

Vào năm 2013, Liên minh châu Âu đã cấm tất cả các hãng hàng không có trụ sở tại Nepal bay trong không phận của mình, với lý do lo ngại về an toàn.

Những vụ tai nạn chết người nhất ở Nepal đã xảy ra tại Sân bay Quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu, nằm trên độ cao 1.338 mét so với mực nước biển. Địa hình ở đây đặc biệt khó khăn vì nó nằm trong một thung lũng hẹp hình bầu dục và được bao quanh bởi những ngọn núi cao lởm chởm, có nghĩa là máy bay có ít không gian để cơ động hơn.

Tuy nhiên, hầu hết các phi công đều khẳng định rằng các đường hạ cánh dốc hơn và hẹp hơn trên dãy Himalaya thậm chí còn khó định hướng hơn.

Các máy bay nhỏ hơn có động cơ phản lực cánh quạt, chẳng hạn như máy bay Twin Otter bị rơi hôm 29/5 vừa qua mới có thể đến đây chứ các máy bay phản lực lớn hơn thì không thể. Tuy nhiên, những chiếc máy bay nhỏ lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Nepal, khi chúng có thể bị gió thổi lệch đường bay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?

Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?

Một ngày nọ, June - chú chó chăn cừu Đức của Wudan Yan sau khi nằm phịch xuống sàn ngái ngủ, thì bỗng những chiếc chân to mịn của nó bắt đầu cựa quậy như thể đang đá vào không trung.

Đăng ngày: 31/05/2022
Tại sao nhà soạn nhạc Beethoven lại bị điếc?

Tại sao nhà soạn nhạc Beethoven lại bị điếc?

Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Đăng ngày: 31/05/2022
Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?

Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?

Kyoto nổi tiếng là thành phố văn hóa nhất ở Nhật Bản, nơi mọi người đều cảm thấy việc sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên là điều tất nhiên.

Đăng ngày: 28/05/2022
Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Con người có một trình tự duy nhất của hai axit amin trong gene FOXP2 nằm trên nhiễm sắc thể số 7. Gene FOXP2 này điều chỉnh sự phát triển của các cấu trúc não quan trọng đối với các cử động của giọng nói giúp có thể nói được.

Đăng ngày: 28/05/2022
Vì sao xem video sắp xếp đồ đạc lại gây nghiện?

Vì sao xem video sắp xếp đồ đạc lại gây nghiện?

Thời gian gần đây, các video về sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hay phòng chứa đồ ngày càng trở thành xu hướng nổi bật trên nền tảng TikTok.

Đăng ngày: 27/05/2022
Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò?

Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò?

Chuyên gia tại Bệnh viện Nhi Cincinnati giải thích lý do không nên dùng sữa bò thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tại sao con người thấy ngọn núi ở phía xa lại có màu xanh?

Tại sao con người thấy ngọn núi ở phía xa lại có màu xanh?

Tuy ánh sáng tím là ánh sáng có bước sóng ngắn nhất nhưng ánh sáng xanh mới là ánh sáng con người nhìn thấy nhiều nhất khi nhìn ra xa các ngọn núi.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News