Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?

Văn hóa dùng ngọc bồi táng ra đời dựa trên nền tảng tâm linh và tinh thần của người Trung Quốc xưa. Các nhà khảo cổ đã khai quật lăng mộ của nhiều phi tần thuộc các triều đại và thu được những miếng ngọc có hình dáng kì lạ khác nhau. Sau khi nghiên cứu mới phát hiện đó là ngọc dùng để nhét lỗ hậu môn và cửu khiếu của họ.

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để bồi táng?

Người xưa cho rằng ngọc óng ánh trong suốt, tượng trưng cho sự thịnh vượng vĩnh cửu cho nên nó có tác dụng chống sự suy tàn. Vì thế họ thường để người mất bồi táng cùng ngọc để giữ được cơ thể nguyên vẹn trong thời gian dài mà không bị phân hủy. Đặc biệt, vào thời Hán, văn hóa dùng ngọc bồi táng người đã mất phát triển rất mạnh mẽ.

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?
Người xưa cho rằng ngọc là biểu tượng của sự thuần khiết. (Ảnh: Baidu)

Ngoài tin về tác dụng thần kì của nó, các sĩ phu thời Hán còn mang trong mình sự sùng kính vô tận với ngọc, với họ ngọc là biểu tượng của sự thuần túy. Các sĩ phu Nho giáo còn so sánh ngọc với đạo đức để thấy được sự cao quý của loại đá này. Trong "Xuân thu phồn lộ" nhà triết học Đổng Trọng Thư từng khẳng định ngọc tượng trưng cho quân tử mang trong mình sự trong sạch mà không ẩn giấu điều xấu, có bản chất đạo đức tốt đẹp. Đầu thời Hán, Giả Nghị từng đưa ra trong "Tân thư – Thuyết đạo đức" 6 hình thể của đạo đức đều có mặt trong ngọc là : đạo, đức, tính, thần, minh, mệnh.

Không những vậy, người xưa cho rằng mỗi loại ngọc với chất lượng khác nhau sẽ đại diện cho những phận người khác nhau. Người xưa không chỉ dùng ngọc làm nơi để gửi gắm tâm hồn mà còn coi là vật tượng trưng cho giai cấp người sở hữu nó trong xã hội. Vậy nên không chỉ khi còn sống mà ngay khi mất đi họ vẫn muốn dùng ngọc để bồi táng cùng.

Các hình thức bồi táng cùng ngọc

Hình thức thứ nhất là "Ngọc phủ mặt". Người xưa quan niệm mặt là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể, nó là đại diện cho một người vậy nên họ đã tạo ra hình thức dùng ngọc bồi táng cho khuôn mặt. Năm 2011 sau khi các nhà khảo cổ khai quật lăng mộ của Hải Hôn Hầu – cháu trai vua Hán Vũ Đế phát hiện ngoài lượng vàng nguyên chất vô cùng lớn được chôn cùng, trên phần mặt của ông được che bởi rất nhiều miếng ngọc và dạ minh châu.

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?
Hình thức bồi táng bằng ngọc phủ mặt. (Ảnh: Baidu)

Hình thức thứ 2 là "Lũ ngọc y". Vào thời xưa, họ đã dùng ngọc để chế tác nên lũ ngọc y, tức là dùng rất nhiều miếng ngọc để tạo thành một bộ quần áo. Để hoàn thành bộ quần áo này không chỉ mất rất nhiều thời gian công sức mà cả một lượng ngọc lớn. Người sở hữu bộ quần áo bằng ngọc này có thể nói là thân phận không hề bình thường.

Hơn nữa hình thức bồi táng bằng bộ quần áo ngọc cũng chia ra làm ba loại: Kim lũ ngọc y, ngân lũ ngọc y và tơ lũ ngọc y. Các sợi dùng để liên kết miếng ngọc khác nhau sẽ thể hiện đẳng cấp khác nhau.

Thông thường chỉ có những người có địa vị vô cùng cao như hoàng thượng và chư hầu vương tôn mới được mặc áo kim lũ ngọc y (dùng sợi vàng để kết ngọc) khi mai táng. Các quý tộc khác cao nhất cũng chỉ được mặc ngân lũ ngọc y (dùng sợi bạc để kết ngọc).

Hình thức thứ 3 là "Ngọc quan". Thời xưa họ dùng ngọc để đúc thành quan tài. Theo các nhà khảo cổ, sau khi khai quật ba ngôi mộ cổ với một ở tỉnh Hà Bắc và hai ngôi mộ ở tỉnh Giang Tô họ đã thu được 3 mẫu quan tài ngọc.

Đặc biệt là chiếc quan tài được khai quật ở núi Đại Vân tỉnh Giang Tô có giá trị còn cao hơn chiếc "kim lũ ngọc y" rất nhiều. Được biết chiếc quan tài này thuộc lăng mộ của Giang Đô Dịch vương Lưu Phi – con trai của vua Hán Cảnh Đế.

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?
Ngoài 2 hình thức trên, người xưa còn bồi táng bằng ngọc quan. (Ảnh: Baidu)

Hình thức thứ 4 là "Bồi ngọc". Thời phong kiến, người xưa sử dụng nhiều nhất là hình thức cầm ngọc, ngậm ngọc và nhét ngọc. Khi mai táng, người mất sẽ được dùng ngọc nhét kín cửu khiếu như: miệng, tai, mũi, mắt, lỗ hậu môn,…

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?
Người xưa còn dùng ngọc để bịt hậu môn và cửu khiếu để bồi táng người mất. (Ảnh: Baidu)

Những chỗ có thể thoát hơi từ cơ thể đều sẽ dùng ngọc để nhét kín lại. Liên quan đến việc nhét ngọc vào cửu khiếu của người phong kiến, nhà sưu tầm Mã Vị Đô từng sưu tập rất nhiều loại ngọc cửu khiếu. Có một giai thoại như sau, một lần bạn của ông đến chơi lại nghĩ đó là ngọc quý nên đã cho miếng ngọc vào miệng cắn thử. Sau khi Mã Vị Đô tiết lộ về xuất xứ và vị trí viên ngọc đó để trong lỗ hậu môn của người mất thì người bạn ấy đã ngớ người đỏ mặt.

Lý do phi tần dùng ngọc bịt cửu khiếu và hậu môn khi mai táng

Nguyên do chính là để bảo toàn tôn nghiêm.

Thời phong kiến, xã hội phân chia giai cấp vô cùng nghiêm ngặt. Nếu sinh ra là thường dân đồng nghĩa với việc cả đời sẽ sống trong cảnh nghèo đói. Nhiều người thậm chí còn phải làm nô lệ cho người giàu, bị coi thường khinh bỉ. Khi mất ngay cả việc được chôn cất tử tế cũng khó huống hồ gì mong có được một nghi lễ chỉn chu.

Khác với thường dân, các quý tộc lại có một sự ưu ái hơn hẳn. Đặc biệt là các phi tần trong cung, tang lễ của họ thường được thực hiện theo nghi thức cao quý của một thành viên hoàng tộc. Không những phải tổ chức long trọng, tang lễ của họ còn phải tuân theo rất nhiều quy tắc, kéo dài trong nhiều ngày.

Tại sao người Trung Quốc xưa chuộng dùng ngọc để nhét kín hậu môn và cửu khiếu khi mai táng?
Người xưa dùng viên ngọc nhét vào hậu môn với mục đích tránh việc dịch nội tạng chảy ra ngoài.

Chúng ta đều biết, con người sau khi chết, cơ thể sẽ có nhiều biến đổi nhất định. Đầu tiên là xuất hiện những dấu hiệu phân hủy. Các phi tần khi qua đời thường không được mai táng ngay mà cần giữ lại vài ngày để thực hiện đủ nghi thức của hoàng gia. Tuy nhiên, quá trình tổ chức diễn ra lâu như vậy thì thi thể của họ bảo quản thế nào?

Vì vậy, hoàng gia đã nghĩ ra 1 cách để giữ cho cơ thể của các phi tần hạn chế những ảnh hưởng do việc phân hủy gây ra. Sau nhiều lần nghiên cứu, họ nhận thấy rằng phần nội tạng trong cơ thể thường phân hủy nhanh hơn lớp da bên ngoài, nên các thi thể sẽ xuất hiện hiện tượng có dịch thể chảy ra qua lỗ hậu môn. Vì vậy, họ đã dùng viên ngọc nhét vào hậu môn với mục đích tránh việc dịch nội tạng chảy ra ngoài. Cách làm này là để giữ thi thể của các phi tần luôn khô ráo, tránh mùi của dịch thể thu hút các loại côn trùng, ảnh hưởng tới buổi lễ quan trọng, giúp giữ vững tôn nghiêm của họ.

Ngoài việc nhét ngọc vào hậu môn, khi mai táng, hoàng gia còn tuân theo quy tắc nhét kín cửu khiếu, để ngọc vào những bộ phận khác của cơ thể.

Người xưa cho rằng ngọc bội có tác dụng chống phân hủy, họ quan niệm người chết giữ thân thể toàn vẹn thì sang thế giới bên kia linh hồn cũng được toàn vẹn. Họ đổ vào quan tài một lượng lớn thủy ngân. Để tránh việc thủy ngân chảy vào trong và phá hủy thân thể, các phi tần sẽ được bịt kín các bộ phận cơ thể như: mắt, mũi, tai, miệng và cơ quan sinh sản bằng ngọc. Ngoài ra thời phong kiến mọi người đều tin rằng tuy con người mất đi nhưng nguyên khí trong cơ thể vẫn còn, nếu như bịt kín các lỗ trên cơ thể sẽ giữ được nguyên khí, cơ thể mãi trường tồn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?

Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?

Chuyên gia tại Đại học Wageningen tin rằng việc bổ sung côn trùng vào chế độ ăn có thể giúp thế giới hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Đăng ngày: 04/03/2022
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Nhiều khi chúng ta luôn tự hỏi, tại sao chúng ta vẫn đang làm một điều gì đó bất chấp bạn hiểu rằng, kết quả thực tế không như mong đợi?

Đăng ngày: 03/03/2022
Tại sao cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, hướng về phía Mặt trời?

Tại sao cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, hướng về phía Mặt trời?

Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ vì tượng trưng cho màu của Mặt Trời, của sự sống, may mắn và hạnh phúc.

Đăng ngày: 03/03/2022
Bao nhiêu năm ăn mì gói, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao sợi mì được làm uốn lượn như sóng không?

Bao nhiêu năm ăn mì gói, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao sợi mì được làm uốn lượn như sóng không?

Là một thực phẩm quen thuộc, thậm chí nằm trong top tiêu thụ của người Việt, mì gói nói chung đã trở thành một “biểu tượng”.

Đăng ngày: 01/03/2022
Vì sao các danh tướng thời xưa

Vì sao các danh tướng thời xưa "bụng bia" chứ không phải sáu múi?

Nhiều người thắc mắc, tại sao võ tướng thường xuyên luyện tập cường độ cao trên sa trường, chiến đấu quanh năm mà bụng vẫn to, không rắn chắc hay sáu múi như phim ảnh miêu tả.

Đăng ngày: 01/03/2022
Tại sao hệ thống đường sắt ở Hoa Kỳ lại lạc hậu hơn nhiều quốc gia khác?

Tại sao hệ thống đường sắt ở Hoa Kỳ lại lạc hậu hơn nhiều quốc gia khác?

Những người mới đến Hoa Kỳ sẽ chọn di chuyển bằng máy bay, lái xe hoặc xe buýt và thực sự có rất ít người nghĩ đến việc tham gia một chuyến tham quan bằng xe lửa.

Đăng ngày: 26/02/2022
Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?

Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?

Ở thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính của điều này là do các khu vực sinh sống của 3 loài không còn trùng nhau.

Đăng ngày: 26/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News