Tại sao nhiều loài động vật có đôi tai màu hồng?

Tại sao nhiều động vật lại có đôi tai màu hồng, trong khi cơ thể chúng có nhiều màu khác nhau? 

Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này là tai có rất nhiều mạch máu gần da, và da ở chỗ này khá mỏng. Các mạch máu gần da giúp động vật - và cả con người - duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức vừa phải.

Động vật sống ở những vùng lạnh của thế giới thường có làn da sáng hơn. Nếu một con vật có làn da sáng, các mạch máu ở gần bề mặt da tai của chúng sẽ khiến đôi tai trông có màu hồng.

Nhưng sự thật là, hầu hết các loài động vật thực sự không có tai hồng. Sau đây là giải thích của trang The Conversation.

Động vật tiến hóa và đôi tai của chúng có hình dạng, màu sắc khác nhau

Bạn có thể đã nghe nói về sự tiến hóa. Tiến hóa chính là quá trình động vật thay đổi ngoại hình, cách chúng săn mồi và cách chúng thu hút bạn tình. Tất cả những thay đổi và thích nghi này sẽ nâng cao cơ hội sống sót của chúng.

Sự tiến hóa cũng ảnh hưởng đến màu da của động vật.

Tại sao nhiều loài động vật có đôi tai màu hồng?
Voi là loài động vật có đôi tai lớn nhất.

Ở gần xích đạo, khí hậu nóng, động vật thường có làn da sẫm màu hơn, cả vùng da tai của chúng. Chẳng hạn những con voi châu Phi, chúng có đôi tai khá tối màu. Chúng cũng là loài động vật có đôi tai lớn nhất trên hành tinh.

Trong khi đó, ở vùng khí hậu lạnh hơn, màu da động vật thường nhạt hơn và có màu hồng. Điều này cũng đúng với con người. Màu da (và màu tai) của những người đầu tiên di cư ra khỏi châu Phi đến những vùng lạnh hơn thường trở nên sáng hơn.

Tại sao màu da lại khác nhau ở những vùng khí hậu khác nhau? Sắc tố da, mang lại màu sắc của làn da, có thể bảo vệ da chống cháy nắng và ung thư da. Động vật sống ở những nơi lạnh hơn, chúng không cần sắc tố da sẫm màu để sống sót. Da sáng màu cũng giúp động vật giữ ấm hơn vì nó làm giúp giảm quá trình mất nhiệt, rất tiện lợi nếu ở vùng khí hậu lạnh hơn.

Vậy tại sao cơ thể động vật có đủ loại màu sắc, nhưng đôi tai chúng lại màu hồng?

Với hầu hết các loài, màu lông, màu da hoặc lớp phủ cơ thể thường phát triển và có tác dụng như một lớp ngụy trang. Điều đó cho phép động vật hòa vào thiên nhiên và tránh bị săn bắt, hoặc với những động vật săn mồi thì màu lông, màu da sẽ giúp chúng ẩn nấp. 

Giống như màu tai và kích thước, màu cơ thể cũng giúp động vật giữ nhiệt độ cơ thể ở mức vừa phải.

Nhưng ngay cả khi động vật có lông, vảy hoặc lông có màu nâu, cam, trắng hoặc bất kỳ màu nào, chúng có thể có lớp da bên dưới sáng màu.

Và như vậy, khi một động vật nào đó có đôi tai và đôi tai đó không có nhiều lông xung quanh, bạn sẽ thấy đôi tai có vẻ là màu hồng vì các mạch máu nằm sát bề mặt da tai.

Tại sao nhiều loài động vật có đôi tai màu hồng?
Mèo hoang châu Phi.

Hình dạng và kích cỡ tai

Ở các loài động vật, tai có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.

Ví dụ, ở loài dơi, hoặc loài mèo hoang châu Phi, đôi tai của chúng lớn so với kích thước cơ thể của chúng - điều này giúp chúng nghe rõ hơn vì chúng có thể phát hiện nhiều sóng âm thanh hơn.

Những sinh vật này và các loài động vật có đôi tai lớn mang khả năng thính giác tuyệt vời, đặc biệt là vào ban đêm. Ngược lại, chuột chũi có đôi tai rất nhỏ vì nó cần phải đào hang - đôi tai lớn sẽ cản trở quá trình đào hang.

Tại sao nhiều loài động vật có đôi tai màu hồng?
Loài cáo Bắc Cực có đôi tai khá nhỏ.

Nhược điểm khác của một đôi tai lớn là cơ thể của các loài động vật đó có thể mất rất nhiều nhiệt. Đó là lý do tại sao động vật sống ở những nơi lạnh, như cáo Bắc Cực, có đôi tai khá nhỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chó canh xác đồng loại bị đâm chết do tai nạn

Chó canh xác đồng loại bị đâm chết do tai nạn

Con chó ngồi lỳ bên đường để trông coi xác chị gái chết do tai nạn và không chịu để nhân viên cứu hộ tới gần.

Đăng ngày: 26/05/2020
Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người. Vậy thì ý nghĩa đằng sau những giai điệu này là gì?

Đăng ngày: 25/05/2020
Có nọc độc gấp 15 lần hổ mang chúa, cạp nong vẫn bị giết và ăn thịt như thường

Có nọc độc gấp 15 lần hổ mang chúa, cạp nong vẫn bị giết và ăn thịt như thường

Có lẽ trong cuộc chiến với rắn hổ mang chúa thì nọc độc mạnh không có nhiều ý nghĩa...

Đăng ngày: 23/05/2020
Hổ mang chúa tử chiến với Mamba đen cực độc: Kẻ sở hữu

Hổ mang chúa tử chiến với Mamba đen cực độc: Kẻ sở hữu "nụ hôn thần chết" có thắng không?

Cả hai đều là loài rắn có nọc độc mạnh và nguy hiểm nhất trong môi trường sống của mình, vậy kẻ nào sẽ chiến thắng trong trận đối đầu kịch tính này?

Đăng ngày: 22/05/2020
Có phải các loài động vật vẫn đang tiến hóa?

Có phải các loài động vật vẫn đang tiến hóa?

Con người và các loài động vật đang tiến hóa không ngừng – đang rũ bỏ những đặc điểm ít thuận lợi đối với các tính năng làm tối đa hóa tỷ lệ sống sót.

Đăng ngày: 21/05/2020
Gà mẹ tung

Gà mẹ tung "liên hoàn cước" tát thẳng mặt rắn hổ mang để bảo vệ đàn con

Thấy con rắn hổ mang tiến đến, gà mẹ đã nhảy ra tấn công để bảo vệ đàn con của mình. Cái kết của cuộc chiến đã khiến không ít người xem phải ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 21/05/2020
Loài mèo đốm kỳ lạ có tiếng kêu như chim

Loài mèo đốm kỳ lạ có tiếng kêu như chim

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi lại được tiếng kêu giống như chim của một loài mèo đốm đặc hữu của châu Mỹ.

Đăng ngày: 20/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News