Tại sao phải trộn dầu cọ với các loại dầu ăn khác
Khi chọn mua dầu ăn cho gia đình, bạn có thể thấy một số sản phẩm được thông tin là "phối trộn từ dầu olein" hoặc "thành phần gồm dầu olein, dầu nành"... Tuy nhiên, việc phối trộn này có ích lợi gì, chưa nhiều bà nội trợ biết rõ.
Dầu olein (dầu cọ) và dầu nành có lợi ích chung là cung cấp năng lượng, axit béo để tham gia cấu trúc các tế bào, đặc biệt là thần kinh. Nó giúp hỗ trợ hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K... Cả hai đều chứa các axit béo bão hòa và chưa bão hòa. Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, điểm khác nhau là trong thành phần dầu olein chứa nhiều axit béo bão hòa. Trong khi đó, dầu đậu nành lại nhiều Omega 3,6,9 giúp giảm cholesterol xấu, nguy cơ một số bệnh tim mạch.
Dầu cọ có điểm sôi cao thích hợp với các món chiên, xào.
Dầu olein được chiết xuất từ phần cùi thịt của quả cọ. Trái cọ chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất cao. Trong 100gram dầu cọ có tới 15,94mg (nhu cầu cơ thể người là 6-15mg vitamin E một ngày). "Dầu cọ chịu được nhiệt độ cao nên được khuyến nghị sử dụng trong chế biến món ăn chiên, xào, nướng để hạn chế không sinh ra các chất không có lợi cho sức khỏe", bác sĩ Diệp cho biết thêm.
Lý do các loại dầu ăn trên thị trường hiện nay thường đưa vitamin E (và một số loại dưỡng chất khác như vitamin A, D3, Omega 3 -6 -9) lên vị trí hàng đầu bởi vì tính năng của chúng đối với sức khỏe. Vitamin E có rất nhiều lợi ích với cơ thể của con người, nổi bật nhất là bảo vệ tế bào tránh gốc tự do, giúp đỡ chức năng kháng thể và sửa lỗi DNA. Các nhà sản xuất dầu ăn cũng thường phối trộn dầu cọ với một số loại dầu thực vật khác để tạo ra một loại hỗn hợp, có hiệu quả dinh dưỡng và khả năng tải nhiệt cao hơn. Theo đó, dầu cọ phối với dầu nành sẽ cho ra sản phẩm có hàm lượng vitamin E cao, giàu vitamin A, D3 và có cả các vi chất quý như omega 3-6 -9.
Dầu olein được chiết xuất từ phần cùi thịt của quả cọ.
Bác sĩ Diệp khuyến cáo thông thường một người trưởng thành cần khoảng 60 - 70gram chất béo là mỗi ngày. Trong đó nên có đủ 3 loại: một phần ba là chất béo chưa bão hòa có nhiều nối đôi; một phần ba nữa là chất béo chưa bão hòa có một nối đôi, một phần bacòn lại là chất béo bão hòa. Dầu olein, dầu nành... hay dầu hỗn hợp phối trộn giữa 2 loại này thông thường đều được nêu rõ thành phần trong thông tin trên nhãn mác của sản phẩm.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
