Tại sao rèm tắm cứ bám dính vào người bạn?

Còn điều gì tuyệt vời hơn là được giải nhiệt bằng những tia nước mát trong phòng tắm vào những ngày nóng bức, trừ việc cái rèm phiền phức cứ bám dính lấy người bạn khi ra khỏi vòi sen. Tại sao điều này cứ luôn xảy đến?

Câu trả lời cho hiện tượng này thuộc về phạm trù vật lý.

"Vì một tấm rèm tuy lớn nhưng lại nhẹ, chúng sẽ tác động với khoảng chân không nhỏ được tạo ra trong phòng tắm", Ohle Claussen thuộc Viện Động lực và Tự tổ chức Max Planck giải thích. Sẽ có ít nhất hai tác động vật lý dẫn đến hiện tượng này xảy ra khi bạn tắm.

Chân không hút rèm vào buồng tắm

Bạn có thể dễ dàng tự tạo ra một khoảng chân không tương tự bằng cách lấy một mảnh giấy mỏng hoặc tờ hóa đơn và giữ nó ở mép môi dưới. Nếu bạn thổi mạnh, mảnh giấy sẽ không bị nhấn xuống mà ngược lại còn cong lên. Bạn có thể thấy hiện tượng này trong ảnh dưới.

Tại sao rèm tắm cứ bám dính vào người bạn?
Nếu bạn thổi mạnh, mảnh giấy sẽ không bị nhấn xuống mà ngược lại còn cong lên.

Những gì xảy ra trong thử nghiệm trên gọi là hiệu ứng Bernoulli, là một phần lý do giải thích tại sao máy bay có thể bay lên được. Nhà toán học Daniel Bernoulli miêu tả rằng trong một không gian mà tốc độ của chất lưu cao hơn môi trường xung quanh, thì đồng thời áp suất không khí ở đó sẽ luôn thấp hơn so với môi trường xung quanh.

Vì vậy, nếu bạn thổi mạnh miếng giấy, tốc độ không khí ở phía trên sẽ cao hơn mặt dưới của tờ giấy vì hầu hết không khí ở bên dưới chỉ di chuyển rất nhẹ. Điều này làm giảm áp lực của không khí phía trên mặt giấy, tạo ra một khoảng trống hút tờ giấy lên phía trên. Hiện tượng chiếc rèm tắm quá đổi "thân thiện" cũng bắt nguồn từ đây.

Không khí từ bên ngoài vào và giảm áp suất

"Khi không khí xâm nhập vào khu vực có tốc độ chất lưu cao hơn, nó phải tăng tốc để thích ứng với vận tốc này. Trong cơ học chất lưu, gia tốc như vậy được kết hợp với sự sụt giảm áp lực tạo thành động lực. Động năng bổ sung mà các hạt không khí nhận được là do áp suất không khí cao trong khu vực của chất lưu có tốc độ chậm, tác động lên các hạt không khí này khi chúng chạm đến vùng có chất lưu nhanh hơn", Claussen giải thích.

Vì vậy, áp suất và tốc độ luôn có liên quan đến nhau ở nơi có sự xuất hiện luồng không khí. Nơi có tốc độ cao nhất cũng luôn là nơi có áp suất thấp nhất. "Vì vậy nếu đầu vòi hoa sen của bạn phun nước ở tốc độ cao trong phòng tắm thì không khí trong đó sẽ được mang đi. Do đó, không khí từ bên ngoài phải luồn vào trong buồng tắm và tăng tốc, dẫn đến giảm áp suất", theo Claussen.

David Schmidt, một nhà khoa học từ Massachusetts, đã nhấn mạnh nguyên nhân thứ hai dẫn đến giảm áp suất, dựa vào máy tính mô phỏng chuyển động của các giọt nước. Nó cho thấy các giọt nước của vòi sen phun ra tạo ra một dòng xoáy, điều này cũng góp phần làm giảm áp suất trong không khí.

Tại sao rèm tắm cứ bám dính vào người bạn?
Rèm tắm sẽ tác động với khoảng chân không nhỏ được tạo ra trong phòng tắm, khiến chúng dính vào người chúng ta.

Vậy, làm thế nào để ngừng việc tắm rèm cứ bám dính vào người?

Hiệu ứng này cũng tuyệt vời như hiệu ứng Bernoulli, theo Claussen. Phát hiện này được thực hiện vào năm 2001, cho thấy dù chỉ một tác động nhỏ nhưng vì tấm rèm lớn nhưng nhẹ cũng có thể được tách khỏi bạn ngay cả khi chịu áp lực nhỏ nhất.

Không khí càng mang tấm rèm lại gần thân người thì hiệu ứng Bernoulli càng được tăng cường: Cùng một lượng không khí phải chảy qua một kẻ hở nhỏ hơn và do đó phải lưu thông thậm chí nhanh hơn trong khu vực nhỏ đó. Điều này làm giảm áp suất tại điểm tiếp cận cho đến khi va chạm xảy ra.

Vì vậy, bạn hãy thử gắn một số vật nặng vào dưới tấm rèm, luồn một dây chì vào đường viền của nó hoặc dính luôn tấm rèm vào bồn bằng nước!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có thể bạn chưa biết: Thuốc súng ra đời trong lúc bào chế thuốc trường sinh

Có thể bạn chưa biết: Thuốc súng ra đời trong lúc bào chế thuốc trường sinh

Mọi người đều thích pháo hoa - ánh sáng, màu sắc và tất nhiên là cả tiếng nổ lớn. Nhưng lịch sử của pháo hoa không phải chỉ là sự ăn mừng.

Đăng ngày: 29/10/2019
Bạch kim vương vãi khắp Trái đất: Từ tiểu hành tinh suýt tiêu diệt loài người?

Bạch kim vương vãi khắp Trái đất: Từ tiểu hành tinh suýt tiêu diệt loài người?

Dấu vết bạch kim dị thường ở Bắc Mỹ vừa củng cố thêm cho sự tồn tại của vật thể vũ trụ được cho là gây ra kỷ băng hà cuối cùng và thảm kịch đại tuyệt chủng.

Đăng ngày: 29/10/2019
Vì sao chúng ta lại thấy mình đẹp nhất khi soi gương?

Vì sao chúng ta lại thấy mình đẹp nhất khi soi gương?

Lúc soi gương chúng ta thấy mình thật đẹp. Tuy nhiên, sự tự tin này lại nhanh chóng bị “dập tắt” ngay khi nhìn thấy chính mình trong ảnh chụp. Vì sao cùng là một người lại có sự khác nhau đến vậy?

Đăng ngày: 29/10/2019
Vì sao xà cừ có độ cứng tuyệt vời?

Vì sao xà cừ có độ cứng tuyệt vời?

Rất ít vật liệu từ thiên nhiên cứng như xà cừ. Đi tìm câu trả lời mới đây các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra làm thế nào các lớp cực nhỏ của xà cừ có thể giúp nó cứng như vậy.

Đăng ngày: 29/10/2019
Các cách làm đẹp theo kiểu Ai Cập cổ

Các cách làm đẹp theo kiểu Ai Cập cổ

Người Ai Cập cổ đại cạo đầu ngăn chấy rận, uống thuốc nhuận tràng làm sạch ruột, dùng mai rùa, vỏ trứng đà điểu để khử mùi cơ thể...

Đăng ngày: 29/10/2019
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News