Bạch kim vương vãi khắp Trái đất: Từ tiểu hành tinh suýt tiêu diệt loài người?

Dấu vết bạch kim dị thường ở Bắc Mỹ vừa củng cố thêm cho sự tồn tại của vật thể vũ trụ được cho là gây ra kỷ băng hà cuối cùng và thảm kịch đại tuyệt chủng.

Các nhà khoa học từ Đại học Nam Carolina (Mỹ) đã tìm ra thứ đặc biệt mà họ gọi là "gai bạch kim" nằm lẫn trong trầm tích tại White Pond, Nam Carolina. "Gai bạch kim" là một dạng tồn tại bất thường của bạch kim, liên quan đến các vật thể vũ trụ như sao chổi, tiểu hành tinh và các dạng thiên thạch khác.


Các nhà khoa học đang khai quật trầm tích chứa "gai bạch kim" tại White Pond - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Phát hiện mới này đã tăng cường thêm mảnh ghép về những dị thường bạch kim cùng niên đại được nhóm nghiên cứu này phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm vùng khác của Bắc Mỹ, Châu Âu, Tây Á, Chile, Nam Phi.

Tất các bằng chứng này đã hé lộ về một vật thể vũ trụ, có thể là một tiểu hành tinh lao thẳng vào Trái đất hoặc một sao chổi lớn nổ tung trên bầu trời vào thời điểm 12.800 năm về trước. Đồng thời, các dấu vết rải khắp trái đất cho thấy đó là một sự kiện mang tính toàn cầu chứ không gói gọn ở khu vực Bắc Mỹ như suy nghĩ trước đây.

Sự kiện được đặt cái tên mỹ miều của một loài hoa - Younger Dryas – đã tạo ra những đám mây bụi bao phủ khắp trái đất, khiến ánh sáng mặt trời bị ngăn trở và tạo nên một kỷ băng hà kéo dài 1.400 năm. Thời kỳ khó khăn này đã kéo theo sự tuyệt chủng của ma mút, cọp răng kiếm, voi mastodon, những con lười khổng lồ… và hàng loạt sinh vật khắc.

Sự kiện cũng trùng hợp với giai đoạn suy giảm nghiêm trọng của các quần thể người, mà các bằng chứng khảo cổ về văn hóa Clovis ở Châu Mỹ đã minh chứng rõ ràng nhất. Rất may, cuối cùng loài người vẫn có thể sống sót và phục hồi quần thể.

Trước đó, một dấu vết được nghi ngờ chính là miệng hố va chạm với nồng độ bạch kim và iridium cao đã được phát hiện gần đảo Greenland – hòn đảo Bắc Cực băng giá. Các tác động cùng loại vốn từng được chứng minh là có thể làm bắn nhiều nguyên tố hiếm và cả các hạt "thủy tinh thiên thạch" vương vãi khắp Trái đất.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Scientific Reports, một ấn bản thuộc tạp chí khoa học Nature.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 sự thật thú vị ít biết về tờ 100 Đô la Mỹ

11 sự thật thú vị ít biết về tờ 100 Đô la Mỹ

Có lẽ bạn biết tờ tiền 100 USD của Mỹ là loại tiền có mệnh giá lớn nhất ở Mỹ hiện nay. Bạn cũng có thể nhớ rằng tờ tiền này có hình ảnh khuôn mặt của Benjamin Franklin.

Đăng ngày: 29/03/2025
Sự khác nhau giữa những người dùng bán cầu não trái và phải

Sự khác nhau giữa những người dùng bán cầu não trái và phải

Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Và việc sử dụng nhiều bán cầu não phải hay trái nhiều hơn sẽ quyết định những kỹ năng và sở thích của chúng ta.

Đăng ngày: 28/03/2025
Xoáy nước là gì? Xoáy nước xuất hiện như thế nào?

Xoáy nước là gì? Xoáy nước xuất hiện như thế nào?

Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên phải lùi lại sau. Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo nó chảy theo.

Đăng ngày: 28/03/2025
7 kỳ quan thế giới từng sụp đổ sẽ trông như thế nào nếu còn tồn tại đến ngày nay?

7 kỳ quan thế giới từng sụp đổ sẽ trông như thế nào nếu còn tồn tại đến ngày nay?

Để trả lời luôn: Nếu còn tồn tại, các công trình ấy sẽ chứng minh "kỳ quan" không phải là hư danh.

Đăng ngày: 28/03/2025
Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Đăng ngày: 28/03/2025
Công dụng của bã cà phê

Công dụng của bã cà phê

Nhiều người đã biết bã cà phê là loại “phân bón” rất tốt bởi nó làm giàu ni-tơ cho đất, nhưng có lẽ ít người biết rằng bã cà phê có nhiều công dụng hữu ích khác như khử mùi, đuổi kiến, làm mượt tóc...

Đăng ngày: 27/03/2025
Tại sao chúng ta thở ra carbon dioxide?

Tại sao chúng ta thở ra carbon dioxide?

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao cơ thể của chúng ta lại thải ra khí carbon dioxide (CO2) khi thở chứ không phải một loại khí nào khác?

Đăng ngày: 27/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News