"Thủy tinh thiên thạch" nhặt ở Nam Cực đến từ Việt Nam
Một thiên thạch khổng lồ có thể đã rơi xuống vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay và phóng thích những viên bi thủy tinh tuyệt đẹp đến tận Nam Cực.
52 viên bi thủy tinh thiên thạch màu vàng nhạt vừa được tìm thấy tại dãy núi Transantarctic ở Nam Cực. Nó được xác định là cùng nguồn gốc với rất nhiều viên bi thủy tinh khác được tìm thấy rải rác khắp châu Úc và vùng Nam Á.
Những viên thủy tinh thiên thạch vừa được tìm thấy - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).
Những viên thủy tinh tuyệt đẹp này được gọi tektites. Các nhà khoa học đã giám định nồng độ kali và natri bên trong chúng, từ đó tính toán ra nơi mà chúng xuất phát. Bởi lẽ, thủy tinh thiên thạch có nồng độ các chất cấu thành khác nhau tùy vào khoảng cách của chúng với nơi mà vụ va chạm xảy ra.
Những viên bi đi xa hơn thường nóng hơn các viên khác khi bị phóng thích và vì vậy, nồng độ kali và natri bên trong chúng bị giảm đáng kể, theo như thành viên nhóm nghiên cứu – ông Matthias Van Ginneken (Đại học Vrije, Bỉ), phân tích. Chính những viên bi mới phát hiện ở Nam Cực đã giúp họ hoàn thành thuật toán.
Dãy núi Transantarctic ở Nam Cực, nơi 52 viên thủy tinh thiên thạch được tìm thấy - (ảnh: NASA).
Thành viên khác của nhóm nghiên cứu – ông Matthew Genge, giảng viên về Trái đất và khoa học hành tinh tại Imperial College London, cho biết phát hiện mới này đã hé lộ vị trí một thiên thạch đường kính tới 20km rơi xuống trái đất vào khoảng 800.000 năm trước. Theo tính toán, nó đã rơi đâu đó ở khu vực Đông Nam Á, mà xác suất lớn nhất là trên phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
Khu vực tìm thấy nhiều thủy tinh thiên thạch nhất là vùng trải rộng từ Nam Á đến Úc, rộng khoảng 14.000km2. Hố thiên thạch trung tâm nằm tại Việt Nam có nghĩa là nhiều viên bi thủy tinh đã bị bắn đi xa tới 11.000km!

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
