Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?

Như chúng ta đã biết, gấu trúc chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và phân bố ở các vùng Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc, tính đến năm 2013, chỉ có hơn 1.800 con gấu trúc khổng lồ trong tự nhiên.

Trung Quốc không hề có sư tử bên ngoài tự nhiên, theo những ghi chép trước đây, sư tử được du nhập vào Trung Quốc dưới hình thức cống nạp từ Tây Vực (có thể là Ấn Độ), nên khi đọc sách hay xem những phim dã sử của Trung Hoa, chúng ta thường thấy rằng sư tử được mang đến Trung Quốc luôn có tên là "sư tử Tây Vực".

Về hổ, hổ Siberia, hổ Hoa Nam, hổ Bengal và hổ Đông Dương đã xuất hiện ở Trung Quốc. Hổ Siberia sống ở vùng lạnh giá phía Bắc, hổ Bengal sống ở khu vực Tây Tạng, môi trường sống của hai loài hổ này khiến cho chúng không thể gặp gấu trúc. Có thể gặp hổ Hoa Nam và hổ Đông Dương có sự trùng lặp môi trường sống với gấu trúc, nhưng hầu như không thể bắt gặp chúng ngoài tự nhiên, bởi các chuyên gia tin rằng hổ hoa nam gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên và hổ Đông Dương đang trên đà tuyệt chủng. Do đó, khi mà hổ và sư tử không có cơ hội để gặp gấu trúc thì làm sao chúng có cơ hội để ăn thịt gấu trúc.

Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?
Hổ - gấu trúc - sư tử.

Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu sâu hơn và giả sử rằng hổ Hoa Nam không bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên, tại sao chúng vẫn không ăn thịt gấu trúc khổng lồ?

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về loài gấu trúc.

Hầu hết mọi người đều tỏ ra bối rối trước vẻ ngoài của gấu trúc. Những chú gấu trúc có thân hình tròn trịa, nhiều thịt và rất dễ thương, và chính vì vẻ ngoài này mà nhiều người nghĩ rằng gấu trúc là một loài động vật yếu ớt, hiền lành và dễ dàng bị các loài động vật ăn thịt "chèn ép" bên ngoài tự nhiên.

Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?
Hầu hết mọi người đều tỏ ra bối rối trước vẻ ngoài của gấu trúc.

Vào thời cổ đại, gấu trúc là một loại thú hiếm và kỳ lạ, chúng được cho rằng là một loài "quái thú", được dân gian biệt danh là quái thú ăn sắt, báo và bọ cạp. Trong "Sử ký Tư Mã Thiên: Ngũ đế bản kỷ" cũng ghi chép rằng gấu trúc đã từng được sử dụng trong chiến đấu, điều này cho thấy rằng nó không phải là loài động vật hiền lành như vẻ bên ngoài, cũng không phải là một loài động vật yếu ớt dễ bị tổn thương như nhiều người vẫn nghĩ.

Gấu trúc được Trung Quốc coi trọng và chỉ định là bảo vật quốc gia, hoàn toàn là do một người nước ngoài - cha David (Armand David). Khi Trung Quốc chưa bắt đầu quan tâm và bảo vệ gấu trúc, cha David người Pháp đã rất mê loài vật này nên đã săn lùng khắp nơi, cố gắng đưa loài động vật này ra khỏi biên giới của Trung Quốc. Từ đó hình thành nên tình yêu đối với loài gấu trúc đối với những người nước ngoài, và để có gấu trúc, các nước đều cử người sang Trung Quốc tìm kiếm. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng gấu trúc khổng lồ giảm mạnh, vào thời điểm đó, ít nhất 200 con gấu trúc còn sống đã được gửi ra nước ngoài, và số lượng những con bị chết trong quá trình vận chuyển thì không để đo đếm được.

Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?
Gấu trúc được Trung Quốc coi trọng và chỉ định là bảo vật quốc gia.

Mãi đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đồng thời cấm người nước ngoài tùy ý bắt gấu trúc và bắt đầu tích cực bảo tồn chúng.

Gấu trúc cũng là gấu, tại sao chúng lại ăn chay?

Tổ tiên của gấu trúc là gấu trúc Shi, và theo các hóa thạch răng của nó, người ta suy ra rằng gấu trúc Shi là một loài động vật ăn tạp.

Thực tế, gấu trúc hiện đại cũng là loài ăn tạp, lực lượng kiểm lâm tại Trung Quốc đã tìm thấy nhiều lông và dấu tích của động vật trong phân của gấu trúc khổng lồ, một số người đã chụp được ảnh gấu trúc khổng lồ ăn xác động vật. Và có một thực tế, loài chuột tre trong rừng tre là món ăn vặt khoái khẩu của nó. Chỉ là tình huống này tương đối hiếm, phần lớn thời gian gấu trúc vẫn ăn tre. Tre có ở khắp mọi nơi, và nó không trùng lặp với thức ăn của những con thú khác nên không mất công tìm kiếm nhiều mà vẫn có thể no bụng.

Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?
Thực tế, gấu trúc hiện đại cũng là loài ăn tạp.

Gấu trúc, hổ và sư tử, ai mạnh hơn?

Thực chất đây là sự so sánh giữ cả 3 loài gấu, hổ, sư tử. Nhưng rất khỏ để so sánh sức mạnh giữ sư tử và gấu bên ngoài môi trường tự nhiên, vì môi trường sinh sống của chúng có vị trí địa lý quá xa nhau, và chúng hoàn toàn không có cơ hội gặp mặt để đối đầu.

Còn so sánh sức mạnh giữ loài gấu và hổ thì cũng đã có nhiều bài viết, nên tại đây chúng ta sẽ không nhắc tới nữa. Nhưng tóm gọn lại, loài gấu có những ưu điểm sau: lực cắn đáng kinh ngạc, móng vuốt sắc bén và mạnh mẽ, và bộ lông dày. Trong các trường hợp thực tế, mặc dù gấu cũng giết hổ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, con hổ chiến thắng.

Hiệu quả chiến đấu của gấu trúc thực sự ở mức trung bình khá. Chúng thuộc loài thú cỡ trung bình, trong khi đó, hổ và sư tử to và nặng hơn gấu trúc rất nhiều, kỹ năng chiến đấu của chúng cũng mạnh hơn rất nhiều, gấu trúc không có lợi thế hơn chúng ngoại trừ khả năng trèo cây.

Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?
Hổ và gấu trúc rất khó có thể gặp nhau trong môi trường tự nhiên.

Nói chung, hổ và sư tử không ăn thịt gấu trúc vì ba lý do:

Gấu trúc là loài gấu, và chúng không hề yếu, tuy hổ có thể giết gấu trúc nhưng chúng đòi hỏi rất nhiều thể lực và thời gian, bởi vậy việc săn các loài động vật móng guốc sẽ tối ưu hơn. Do đó, gấu trúc không phải là con mỗi ưu tiên của hổ.

Lý do thứ hai đến từ con người, với sự phát triển và mở rộng môi trường sống của nhân loại, các khu vực sống của các loài động vật hoang dã không chồng lên nhau như trước kia nên chúng rất hiếm khi hoặc có thể nói là không gặp gặp nhau bên ngoài môi trường tự nhiên, do đó chúng sẽ không thể ăn thịt được nhau.

Và cuối cùng, hổ có thức ăn yêu thích của riêng chúng, và sẽ không ăn thịt những loài động vật khác trừ khi đó là bất khả kháng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao tia cực tím được sử dụng để diệt khuẩn?

Tại sao tia cực tím được sử dụng để diệt khuẩn?

Trong nhiều thập kỷ trước, tia UV có tác dụng diệt vi trùng đã được sử dụng để khử trùng đồ vật và các bề mặt khác nhau.

Đăng ngày: 25/02/2022
Vì sao phò mã nhà Thanh phải

Vì sao phò mã nhà Thanh phải "làm chuyện ấy trước" với cung nữ?

Dưới thời nhà Thanh, để trở thành phò mã các ứng viên phải vượt qua thử thách quái gở là “qua đêm” với một người không phải công chúa.

Đăng ngày: 22/02/2022
Khoa học lý giải: Tại sao những người thông minh thường hay làm điều ngu ngốc

Khoa học lý giải: Tại sao những người thông minh thường hay làm điều ngu ngốc

Thật bất công khi phần lớn trí thông minh là do di truyền. Nhưng nếu đã học được 1 điều này, người thường vẫn có thể sống tốt đến già.

Đăng ngày: 19/02/2022
Nội địa của Siberia có gì đáng sợ như vậy, tại sao ngay cả những con hổ ở Siberia cũng ngại vào sâu?

Nội địa của Siberia có gì đáng sợ như vậy, tại sao ngay cả những con hổ ở Siberia cũng ngại vào sâu?

Siberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu.

Đăng ngày: 17/02/2022
Tại sao thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả?

Tại sao thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn để có câu trả lời cho câu hỏi này.

Đăng ngày: 09/02/2022
Tại sao cây thường xuân độc gây phát ban?

Tại sao cây thường xuân độc gây phát ban?

Cây thường xuân độc – loài cây trông có vẻ vô hại nhưng lại là cơn ác mộng của những người đi cắm trại khi có thể gây phát ban cho bất cứ ai vô tình chạm vào.

Đăng ngày: 07/02/2022
Vì sao hổ không sợ nước, rất thích bơi và bơi giỏi?

Vì sao hổ không sợ nước, rất thích bơi và bơi giỏi?

Mèo nhà và hổ cùng thuộc họ mèo, nhưng mèo nhà rất sợ dính nước còn hổ rất thích ngâm mình trong nước và bơi lội, hổ thậm chí có thể bơi xa hàng kilomet.

Đăng ngày: 07/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News