Tàu vũ trụ chụp được "dấu vết quỷ dữ" kỳ lạ ở hành tinh khác
Những gò đất kỳ lạ, gợn sóng gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía Nam hành tinh đỏ là do quỷ bụi tạo thành.
Hình ảnh kỳ lạ được đưa về từ Exo Mars, tàu quỹ đạo của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và Roscosmos (Cơ quan Vũ trụ Tây Ban Nha) đang hoạt động quanh sao Hỏa. Đó là bức tranh toàn cảnh về một dạng địa hình hỗn loạng, đứt gãy đứt quãng, có các nhóm dá lộn xộn và hình dạng khác nhau, gò hình nón, rặng núi, những ngọn đồi đỉnh bằng...
Toàn cảnh vùng đất chứa "dấu vết quỷ dữ" trên hành tinh đỏ - (Ảnh: ESA/Roscosmos)
Điểm đặc biệt nhất của địa hình là những "dấu vết quỷ dữ", trông như những sợi tua rua đen tối và mềm mại, xuất hiện thành từng chùm trên khắp khu vực.
Theo SciTechDaily, những "dấu vết quỷ dữ" này do một hiện tượng có cả ở sao Hỏa và Trái đất gây ra: quỷ bụi. Đó là hiện tượng khi nhiệt lượng do Mặt trời làn nóng mặt đất tạo nên những luồng khí ấm xen vào vùng không khí mát hơn, hình thành những cột khí xoáy thẳng đứng, không lớn nhưng mạnh mẽ và tồn tại lâu dài.
Các nhà khoa học đã dùng bộ lọc để tạo ra sắc xanh tím cho "dấu vết quỷ dữ", để dễ quan sát. Đây không phải là màu sắc bạn sẽ nhìn thấy bằng mắt thường - (Ảnh: ESA/Roscosmos)
Với sao Hỏa, một thế giới ít bị biến động bởi các hiện tượng thời tiết như Trái đất, dấu vết do quỷ bụi khắc trên nền đất đã được bảo lưu lâu dài, rõ ràng.
Các nhà khoa học cũng lưu ý màu xanh tím của các "dấu vết quỷ dữ" là sắc màu giả được tạo ra bởi 3 bộ lọc, để quan sát rõ hơn. Đó không phải màu sắc thực bạn sẽ thấy nếu hiện diện trên sao Hỏa.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
