Trung Quốc tiết lộ kế hoạch không gian đầy tham vọng

Dựa vào những thành tựu ấn tượng trong 5 năm qua, Trung Quốc tự tin đẩy mạnh các sứ mệnh không gian tầm cỡ trong nửa thập kỷ tới.

Hôm 28/1, quốc gia này đã phát hành sách trắng mang tên "Chương trình Không gian Trung Quốc: một viễn cảnh sau năm 2021", trong đó ghi lại những thành tựu nổi bật trong 5 năm qua và phác thảo các kế hoạch ưu tiên trong 5 năm tới về thám hiểm không gian.

Kể từ năm 2016 đến tháng 12/2021, Trung Quốc đã thực hiện tổng cộng 207 sứ mệnh. Đó là một con số ấn tượng nhưng nước này chưa hài lòng về sự ổn định hiện tại của các phương tiện phóng.

Tài liệu nêu rõ: "Trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu suất của hệ thống vận tải vũ trụ; tiến nhanh hơn để nâng cấp các phương tiện phóng; đa dạng hơn nữa các dòng phương tiện phóng; đưa vào vũ trụ tên lửa có người lái thế hệ mới và tên lửa chở nhiên liệu rắn có lực đẩy cao; tăng tốc độ R&D [nghiên cứu và phát triển] các phương tiện phóng hạng nặng".

Trung Quốc tiết lộ kế hoạch không gian đầy tham vọng
Mô phỏng trạm vũ trụ Thiên Cung khi hoàn thiện. (Ảnh: Bisbos)

Trung Quốc đã phóng Thiên Hà, module lõi của trạm vũ trụ mới (Thiên Cung), vào tháng 4/2021 và gửi 6 phi hành gia đến phòng thí nghiệm quỹ đạo không lâu sau đó, trong hai sứ mệnh vào tháng 6 và tháng 10. Nước này có kế hoạch hoàn thành xây dựng trạm trong năm nay, một nhiệm vụ sẽ đòi hỏi sự bổ sung của hai module khác, được gọi là Vấn Thiên và Mộng Thiên.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phát triển một kính viễn vọng không gian khảo sát bầu trời mang tên Xuntian. Nó có một gương chính đường kính 2m, với trường nhìn lớn hơn gấp 300 lần so với kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và ESA. Công cụ dự kiến được phóng lên quỹ đạo vào năm 2024.

Quốc gia Đông Á cũng đặt mục tiêu đưa con người đặt chân lên Mặt trăng trong tương lai gần. Trong nửa thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ "tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm kế hoạch hạ cánh xuống Mặt trăng cho phi hành gia trong nước, phát triển tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới và nghiên cứu các công nghệ quan trọng để tạo nền tảng cho việc khám phá vùng không gian giữa Trái đất và Mặt trăng".

Vào tháng 1/2019, sứ mệnh Thường Nga 4 của Trung Quốc đã trở thành phi vụ đầu tiên hạ cánh nhẹ nhàng một tàu thám hiểm xuống phía xa của Mặt trăng. Vào tháng 12/2020, tàu Thường Nga 5 đã mang các mẫu Mặt trăng nguyên sơ trở lại Trái đất, lần đầu tiên sau hơn 50 năm. Đến tháng 2/2021, sứ mệnh liên hành tinh đầu tiên của Trung Quốc, Thiên Vấn 1, đã đi vào quỹ đạo xung quanh sao Hỏa, và vào tháng 5 năm đó, tàu thám hiểm Chúc Dung đã tách khỏi tàu quỹ đạo Thiên Vấn 1 và hạ cánh thành công xuống hành tinh đỏ.

Trung Quốc dự định sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa về thăm dò bằng robot trong 5 năm tới. Theo sách trắng, nước này sẽ khởi động thêm sứ mệnh Thường Nga 6 để lấy mẫu tại một vùng cực của Mặt trăng; Thường Nga 7 để thực hiện một cuộc hạ cánh chính xác xuống vùng tối của Mặt trăng và tìm kiếm băng nước; đồng thời hoàn thành nghiên cứu và phát triển các công nghệ quan trọng cho tàu Thường Nga 8, được thiết kế để đặt nền móng cho một tiền đồn nghiên cứu trên Mặt trăng.

Các kế hoạch đầy tham vọng khác như lấy mẫu đất sao Hỏa đem về Trái đất, khám phá hệ thống sao Mộc và thăm dò ranh giới của hệ Mặt Trời cũng được nêu rõ trong sách trắng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA công bố hai sứ mệnh Mặt trời mới

NASA công bố hai sứ mệnh Mặt trời mới

Ngoài là nguồn cung cấp nhiệt và ánh sáng, Mặt Trời ảnh hưởng đến môi trường không gian theo nhiều cách khác nhau.

Đăng ngày: 18/02/2022
Ảnh chụp tiểu hành tinh rộng 225m lao tới gần Trái đất

Ảnh chụp tiểu hành tinh rộng 225m lao tới gần Trái đất

Tiểu hành tinh (455176) 1999 VF22 dự kiến bay qua Trái Đất lúc 14h54 ngày 22/2 (giờ Hà Nội) với khoảng cách hơn 5 triệu km.

Đăng ngày: 18/02/2022
Phát hiện dự báo tương lai: Trái đất... rơi sang thiên hà khác?

Phát hiện dự báo tương lai: Trái đất... rơi sang thiên hà khác?

Điều gì sẽ xảy ra khi một số thiên hà được dự báo sẽ va chạm với thiên hà chứa Trái đất đến gần?

Đăng ngày: 17/02/2022
Trái đất có

Trái đất có "vật chất ở chiều không gian khác", giới khoa học bối rối suốt 90 năm

Vật chất tồn tại ở 4 trạng thái rắn, lỏng, khí và plasma có thể là một định nghĩa cần xem xét lại. Có một thứ vật chất thuộc về trạng thái lửng lơ chính giữa rắn và lỏng đang tạo nên trái tim của Trái đất.

Đăng ngày: 17/02/2022
Phát hiện loại sao mới được bao phủ bởi tro bụi từ khí helium đốt cháy

Phát hiện loại sao mới được bao phủ bởi tro bụi từ khí helium đốt cháy

Một nhóm các nhà thiên văn học người Đức gần đây đã phát hiện ra một nhóm các ngôi sao thuộc loại sao lạ, được bao phủ bởi tro bụi do quá trình đốt cháy helium.

Đăng ngày: 17/02/2022
Phát hiện

Phát hiện "tiểu hành tinh có 4 cơ thể" đầu tiên trong vũ trụ

130 Elektra không đơn giản là một tiểu hành tinh mà là một hệ tiểu hành tinh phức tạp với 3 mặt trăng nhỏ vây quanh cơ thể mẹ, một kết cấu mà các nhà thiên văn chưa từng thấy trước đây.

Đăng ngày: 17/02/2022
Trung Quốc phát triển robot rắn có khả năng nghiền vụn vệ tinh trên không gian

Trung Quốc phát triển robot rắn có khả năng nghiền vụn vệ tinh trên không gian

Với thiết kế thân rắn bao gồm các phân đoạn nhỏ có thể tháo rời và hoạt động như một robot độc lập, cỗ máy này có thể len lỏi những góc hẹp nhất trên không gian.

Đăng ngày: 17/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News