Khám phá hệ thống dẫn nước tinh vi của người Arab cổ đại
Nabataea, một vương quốc Arab cổ đại, đã xây dựng hệ thống thu gom và phân phối nước vẫn còn sử dụng được sau hàng nghìn năm.
Người Nabataea sinh sống ở phía bắc Arab và phía nam Levant vào thời cổ đại (từ năm 168 trước Công nguyên đến năm 106). Khí hậu sa mạc khiến họ gặp nhiều khó khăn trong trồng trọt, nhưng họ đã tạo ra một hệ thống thu gom nước tinh vi, góp phần xây dựng nên vương quốc hùng hậu ở trung tâm Arab.
Hồ chứa nước do người Nabataea xây dựng ở thành phố cổ đại Hawara. (Ảnh: Larry W. Mays)
Do môi trường khô nóng, người Nabataea phải tìm cách đảm bảo có đủ nguồn cung cấp nước cho cư dân và tưới tiêu cho cây trồng. Một phương pháp để thu thập nước là trồng một cây ăn quả giữa khu vực hình phễu nông. Khi trời mưa, tất cả nước đổ vào trung tâm phễu. Vùng phễu này sẽ được bịt kín bằng đất hoàng thổ để lưu giữ nước. Nhưng công nghệ dẫn nước của người Nabatea còn bao gồm nhiều công trình khác như xây cầu dẫn nước, đê đập, bồn nước và bể chứa kết hợp các phương pháp thu thập nước mưa, nước lũ, nước ngầm và suối tự nhiên.
Với hệ thống phức tạp trên, những người dân Nabataea có thể đảm bảo nguồn cung cấp nước liên tục quanh năm. Họ hiểu rõ mọi nguồn nước sẵn có và biết cách tốt nhất để theo dõi, khai thác, duy trì và sử dụng.
Ở khu vực không có nước, người Nabataea đào giếng ở các địa điểm thuận tiện và giữ bí mật với mọi người ở quốc gia khác. Nhờ đó, họ luôn có nước uống dồi dào, theo nhà sử học người Hy Lạp Diodorus. Họ cũng chuẩn bị những bể chứa nước dưới lòng đất và che phủ bằng vữa. Sau khi đổ đầy nước mưa vào bể chứa, họ bịt kín miệng bể, khiến chúng bằng phẳng với nền đất xung quanh và để lại ký hiệu mà chỉ người dân trong cộng đồng mới có thể nhận ra.
Người Nabataea còn phát triển hệ thống đường ống dẫn nước. Thiết kế của hệ thống tận dụng những chỗ trũng nhiều sỏi đá để lọc nước chảy qua. Hiểu biết sâu rộng về thủy lực cho phép họ tạo ra một hệ thống tối đa hóa tốc độ dòng chảy đồng thời giảm thiểu rò rỉ.
Những công trình thu gom nước của người Nabatea dường như vô hình với người qua đường và chỉ có thể được tìm thấy bởi người biết tới sự tồn tại của chúng. Hệ thống phức tạp này thu thập nước từ các ngọn núi. Người Nabatean đẽo đá thành các gờ để thu thập dòng nước ban đầu, đồng thời đào kênh dẫn ở sườn núi, đưa nước vào bể chứa và đập để sử dụng sau. Để giữ cho nước mát và ngăn bay hơi, họ còn xây những bức tường và cột đá để tạo bóng râm. Các bể chứa đều trát một hỗn hợp chống thấm, ngăn nước rò rỉ. Một số bể vẫn được sử dụng ngày nay.
Nabataea là ví dụ hoàn hảo về nền văn minh đi trước thời đại. Nhờ trí tuệ và sự sáng tạo, họ có thể tạo ra hệ thống thu thập và phân phối nước cho phép vương quốc phát triển thịnh vượng suốt nhiều năm.

Hồ thiêng ở TQ: 800.000 tấn tôm cá nhưng không một ai dám đánh bắt
Vì lý do gì mà người dân Tây Tạng không tận dụng nguồn tài nguyên vốn có dù không bị ngăn cấm bởi chính quyền hay pháp luật?

Lần đầu tiên ghi được sóng não của người chết, hé lộ sự thật khủng khiếp
Việc lần đầu ghi nhận thời khắc trước khi một người qua đời có thể tiết lộ suy nghĩ cuối cùng trước khi họ về thế giới bên kia.

Vì sao có những miếng thịt bò lại ánh lên màu 7 sắc cầu vồng?
Gần đây, một cô gái đã đăng lên trang Facebook cá nhân của mình bức ảnh về một miếng thịt bò "lạ" trong tô phở mua tại sân bay. Lạ ở chỗ, miếng thịt bò của cô sáng lấp lánh màu cầu vồng.

Khám phá 32 lá quốc kỳ độc đáo nhất trên thế giới
Có 197 quốc gia được công nhận trên thế giới và mỗi quốc gia đều có quốc kỳ riêng. Cũng giống như quần áo nói rất nhiều về tính cách một người, lá cờ quốc gia cũng thể hiện nhiều điều về đất nước đó.

Những thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci
Leonardo da Vinci thường được mọi người biết đến là một họa sĩ thiên tài thời Phục hưng với những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Mona Lisa”.

Trước khi có bàn chải đánh răng, người xưa đã làm sạch răng như thế nào?
Bàn chải đánh răng là 1 vật dụng không thể thiếu - khi ta cần dùng chúng ít nhất 2 lần trong ngày cơ mà.
