Tại sao thế giới nóng kỷ lục?

Trái đất đang ở sát vị trí xa mặt trời nhất trong năm 2010, song nhiệt độ tại nhiều thành phố trên khắp thế giới đang đạt tới mức cao kỷ lục trong vài thập kỷ.

Ảnh minh họa: jootix.com.

National Geographic khẳng định khoảng cách giữa mặt trời và địa cầu không quyết định nhiệt độ bề mặt hành tinh chúng ta. Vì thế nó không liên quan tới những đợt nắng nóng, bão tuyết và những hiện tượng thời tiết khác.

Vào ngày 6/7, trái đất tới một vị trí cách mặt trời khoảng 152 triệu km. Đó là điểm xa mặt trời nhất của nó. Khi ở điểm gần mặt trời nhất, khoảng cách giữa hai thiên thể xấp xỉ 147 triệu km.

Khi trái đất xa mặt trời nhất, lượng ánh sáng mà nó tiếp nhận chỉ ít hơn khoảng 7% so với khi gần nhất, Ricky Patterson, một nhà thiên văn từ Đại học Virginia, Mỹ.

Vậy nếu khoảng cách mặt trời – trái đất không gây nên đợt nắng nóng khủng khiếp hiện nay thì yếu tố nào là thủ phạm?

David Robinson, một nhà khí tượng học của Đại học Rutgers, Mỹ cho biết, nắng nóng kéo dài xuất hiện bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố: độ ẩm cực thấp ở mặt đất, ít mây trên trời và những vùng áp suất cao kéo dài trong khí quyển.

Những vùng áp suất cao trải dài dài có thể tồn tại khá lâu ở một khu vực, khiến không khí nóng lên và đẩy những đám mây sang khu vực khác. Lượng mây càng giảm thì ánh sáng mặt trời rọi xuống đất càng tăng. Nếu mặt đất đã nóng và khô sẵn thì lượng nhiệt bổ sung càng làm cho nhiệt độ bề mặt tăng lên. Những đợt nắng nóng chấm dứt khi các vùng khí áp cao suy yếu và hệ thống thời tiết khác đẩy chúng đi.

Robinson nói thêm rằng con người không nên đổ lỗi cho một cá nhân cụ thể khi tình trạng nắng nóng xảy ra.

“Thủ phạm là các hệ thống thời tiết, chứ không phải khí hậu. Một đợt nắng nóng, thậm chí cả mùa hè khắc nghiệt, không phải là kết quả do con người gây nên”, ông giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News