Tại sao tinh tinh thường... ném phân vào du khách?

Sở thú có thể là một địa điểm không tồi để trải nghiệm chuyến đi thú vị, cho đến khi bạn thấy một nắm phân bay thẳng tới mình. Và thủ phạm chính là tinh tinh, loài động vật nổi tiếng với sở thích ném phân vào du khách. Nhưng lý do đằng sau hành vi này là gì? Liệu bạn có phải là người may mắn được chúng chú ý không?

Ném phân không phải là hành động thường xuyên của các loài linh trưởng, ít nhất là không phải hầu hết trong số chúng. Karen Strier, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết, loài linh trưởng trong tự nhiên thường không ném phân. Hành vi này chỉ thường được nhìn thấy trong các quần thể nuôi nhốt.

Tại sao tinh tinh thường... ném phân vào du khách?
Hành động ném phân này chỉ thường được nhìn thấy trong các quần thể nuôi nhốt.

Trong nghiên cứu của mình, Strier nghiên cứu loài khỉ muriqui phía bắc (Brachyteles hypoxanthus), có thể coi là một trong những loài linh trưởng hòa bình nhất trên thế giới. Những con vật này sống trong các khu rừng ở Brazil và chúng không có hệ thống phân cấp xã hội. Điều này giúp cho chúng không gây hấn với nhau, ít nhất là đối với những con khỉ đó, Strier nói.

Mặt khác, tinh tinh (Pan troglodytes) có các nhóm xã hội phân cấp. Chúng sẽ kéo cành cây hay ném đá khi chúng bực bội, khó chịu hoặc khi chúng muốn thể hiện sự thống trị.

Ronnie Steinitz, một nghiên cứu sinh trong chương trình Khoa học Nhân học Tích hợp tại Đại học California, Santa Barbara, nói: "Chúng có khả năng thể hiện rất nhiều. Ném đá và kéo cành cây là một phần trong cách thức những con vật này giao tiếp và giao tiếp tốt có thể là một lợi thế trong xã hội của chúng. Ví dụ, một con tinh tinh đực có thể giành được sự quý mến của một con đực alpha sau một cuộc chiến - có nghĩa là nó có khả năng là một người giao tiếp tốt và không bị xa lánh khỏi nhóm. Các chuyên gia nghĩ rằng việc tinh tinh đực hòa giải sau một cuộc xung đột hung hăng dẫn đến sự gắn kết xã hội và giúp thiết lập hệ thống phân cấp".

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Philosophical Transitions của Royal Society B cho rằng tinh tinh giỏi ném vật hơn thì có bộ não phát triển hơn.

Trong môi trường sở thú, đặc biệt là nếu có nhóm người nhìn chằm chằm vào chúng thì những con tinh tinh có thể nổi giận hoặc thất vọng và chúng quyết định truyền cảm xúc đó đến họ.

"Vì chúng thường bị tước đi đá, cành cây hoặc các vật thể nhỏ nên chúng sẽ chọn một thứ khác có trong tầm tay, chính là phân", Steinitz nói với Live Science. Điều này giải thích lý do tại sao bạn có thể cần phải núp đi khi tới khu tinh tinh.

Tuy nhiên, trong cái rủi vẫn có cái may: Nếu bạn không làm phiền những con tinh tinh, bạn nên được tự hào rằng những loài linh trưởng này cho rằng bạn xứng đáng được chúng chú ý bằng cách ném phân.

"Hãy nghĩ lạc quan rằng chúng chỉ đang cố gắng giao tiếp với bạn", Steinitz nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bạn đã biết vuốt ve mèo sao cho đúng chưa?

Bạn đã biết vuốt ve mèo sao cho đúng chưa?

Nhiều người trong chúng ta từng bị những chú mèo thân thiện cắn hoặc cào khi vuốt ve chúng, dù một phút trước đó chúng vẫn đang hưởng thụ sự “sung sướng” ấy.

Đăng ngày: 01/08/2019
Tê giác trắng phương Nam đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm

Tê giác trắng phương Nam đầu tiên chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm

Sự thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo mở ra hy vọng hồi sinh một phân loài tê giác trắng tuyệt chủng trong tự nhiên.

Đăng ngày: 01/08/2019
Gọi là

Gọi là "não cá vàng", nhưng thực sự thì loài cá này nhớ được đến đâu?

Cá vàng là một loài sinh vật bé nhỏ, nhưng liệu chúng có thể lưu giữ một lượng lớn ký ức bên trong não bộ của mình?

Đăng ngày: 31/07/2019
Cặp trăn khủng

Cặp trăn khủng "mây mưa" dữ dội, làm sập trần nhà

Hai con trăn lớn trong lúc "mây mưa" cao trào đã làm sập trần nhà của một cặp vợ chồng ở Cairns, Australia. Chuyên gia bắt rắn cảnh báo, chuyện này không hiếm.

Đăng ngày: 30/07/2019
Loài cá nhỏ nhưng

Loài cá nhỏ nhưng "dị" đến cá ăn thịt người cũng kiêng dè

Cá lau kính có năng lực thích ứng cực mạnh, dù ở bất cứ hoàn cảnh tồi tệ nào cũng có thể sinh sống. Thậm chí, rời khỏi nước hàng chục phút, cá lau kính cũng không chết.

Đăng ngày: 30/07/2019
Những thiệt hại do chuột gây ra nặng tới nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Những thiệt hại do chuột gây ra nặng tới nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Vậy những người nông dân ở đây đã biện pháp gì để đẩy lùi được cơn dịch bệnh này ?

Đăng ngày: 29/07/2019
Hơn 200 tuần lộc Na Uy chết đói gây sốc

Hơn 200 tuần lộc Na Uy chết đói gây sốc

Thông tin từ Đài truyền hình NRK (Na Uy) đã khiến mọi người không thể không bị sốc: hơn 200 con tuần lộc chết vì đói tại quần đảo Svalbard ở vùng Bắc Cực thuộc lãnh thổ nước này mà nguyên nhân là biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 29/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News