Tại sao trâu bò chỉ cần ăn cỏ vẫn có đủ chất dinh dưỡng?

Các bạn có từng thắc mắc tại sao con người phải ăn rất nhiều thứ thì mới đủ chất dinh dưỡng, trong khi trâu bò chỉ cần ăn cỏ là vẫn sống tốt? Phải chăng cỏ nhiều chất dinh dưỡng bằng thịt, trứng, sữa cộng lại?

Về mặt sinh học, các loài ăn cỏ được sinh ra với bộ máy tiêu hóa thích nghi với việc ăn cỏ và chúng chỉ cần ăn cỏ là sống được, bao gồm cỏ tươi và cỏ khô (sử dụng trong mùa đông). Một trong những điểm đặc biệt của trâu bò, đó là chúng là loài nhai lại.

Trâu bò không có răng hàm trên, vì vậy chúng không thể dùng răng để cắn đứt cỏ, mà sẽ dùng lưỡi để cuốn cỏ vào miệng, sau đó sử dụng hàm để ngoặm cỏ đứt cỏ và nuốt.

Tại sao trâu bò chỉ cần ăn cỏ vẫn có đủ chất dinh dưỡng?
Bò được sinh ra với bộ máy tiêu hóa thích nghi với việc ăn cỏ.

Đặc trưng của động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, lạc đà, hươu cao cổ vv và vv...) là dạ dày của chúng có 4 ngăn. Nhờ cấu tạo đặc biệt của dạ dày mà chúng có thể tiêu hóa được xenlulose (xen-lu-lô), thứ mà dạ dày con người không tiêu hóa được.

Khi bò gặm cỏ, chúng chỉ cần ngoạm càng nhiều cỏ càng tốt rồi nuốt thật nhanh, số cỏ này sẽ được chứa trong ngăn dạ cỏ, ở bò trưởng thành, kích thước của dạ cỏ chiếm tới hơn 80% dạ dày nên sức chứa của nó rất lớn, lên tới 200 lít. Sau khi ăn xong, trâu bò sẽ nằm nghỉ và bắt đầu ợ cỏ lên miệng rồi nhai lại.

Điểm đặc biệt để các loài động vật nhai lại có thể tiêu hóa được xenlulose đó là trong dạ cỏ của chúng chứa các loại lợi khuẩn, có khả năng phá vỡ cấu trúc hóa học của xenlulose và từ đó "tổng hợp" thành nhiều chất dinh dưỡng khác.

Tại sao trâu bò chỉ cần ăn cỏ vẫn có đủ chất dinh dưỡng?
Sau khi ăn xong, trâu bò sẽ nằm nghỉ và bắt đầu ợ cỏ lên miệng rồi nhai lại.

Nhờ có các loại lợi khuẩn trong dạ dày mà trâu bò không chỉ tiêu hóa được cỏ, chúng còn có thể ăn được các phụ phẩm trồng trọt nông nghiệp (nói thẳng ra là đồ con người bỏ đi) như vỏ trấu, cỏ khô, vỏ hạt ngũ cốc. Những thứ này nếu con người ăn thì không bổ béo gì nhưng trâu bò ăn vẫn có chất, thế mới hay, tất cả là nhờ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.

  • Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ?
  • Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?
  • Vì sao sa mạc Lencois Maranhenses lại có hàng nghìn hồ chứa nước?
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao chúng ta luôn phải ủ mì ăn liền trong 3 phút?

Tại sao chúng ta luôn phải ủ mì ăn liền trong 3 phút?

Cách làm mì ăn liền là luộc hoặc ủ trong nước nóng, 3 phút sau là có thể ăn được. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao phải ngâm mì gói trong đúng 3 phút mà không phải 2 phút hay 4 phút?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao nọc ong vò vẽ có thể gây chết người?

Vì sao nọc ong vò vẽ có thể gây chết người?

Nạn nhân bị ong vò vẽ đốt cần được cấp cứu sớm vì có thể rơi vào tình trạng sốc phản vệ và tử vong nhanh chóng.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao các Thái tử Trung Hoa xưa vẫn mưu phản để giành ngôi?

Tại sao các Thái tử Trung Hoa xưa vẫn mưu phản để giành ngôi?

Thân đã được phong Thái tử, vị trị đã có phần chắc chắn hơn rất nhiều so với các hoàng tử con vua, nhưng không ít Thái tử Trung Hoa xưa vẫn quyết tâm mưu phản. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao một số người lại kén ăn?

Vì sao một số người lại kén ăn?

Bạn là một người kén ăn? Không vấn đề gì, bởi vì chuyện đó rất bình thường. Trên thực tế, trẻ em thường trải qua những giai đoạn mà chúng chỉ ăn mỗi gà rán và khoai tây chiên.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao đàn ông trưởng thành mới có râu?

Vì sao đàn ông trưởng thành mới có râu?

Tại sao đàn ông có râu, trong khi phụ nữ và trẻ em thì không có? Mục đích của bộ râu xồm này là gì?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao phi tần Trung Hoa ăn cao lương mỹ vị nhưng dễ ngã bệnh?

Vì sao phi tần Trung Hoa ăn cao lương mỹ vị nhưng dễ ngã bệnh?

Sống trong nhung lụa nhưng rất nhiều phi tần hậu cung ngã bệnh, rốt cuộc là tại vì sao?

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao không nên sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức?

Tại sao không nên sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức?

Đặt báo thức là việc mà hầu như ai cũng làm trên điện thoại của mình, tuy nhiên, một số điều thực sự tồi tệ có thể xảy ra nếu bạn tiếp tục giữ thói quen này.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News