Tại sao vũ trụ không sụp đổ sau vụ nổ Big Bang?
Theo các mô hình vật lý chính xác nhất hiện nay, vũ trụ chắc chắn phải sụp đổ ngay sau khi phình ra từ vụ nổ Big Bang.
Vấn đề nằm ở hạt Higgs boson, được sinh ra trong thời gian vũ trụ bắt đầu phình ra và giúp giải thích lý do các hạt khác có khối lượng. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra, trong vũ trụ sơ khai, các trường Higgs có thể dao động đủ lớn để vượt qua rào cản năng lượng, đưa vũ trụ chuyển từ trạng thái chân không tiêu chuẩn tới trạng thái chân không năng lượng âm. Quá trình chuyển dịch này có thể khiến vũ trụ nhanh chóng sụp đổ vào bên trong của nó.
Nhà vật lý Matti Herranen tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, và các cộng sự đã tiến một bước gần hơn để giải thích vấn đề. Trong nghiên cứu mới công bố hôm 8/12 trên tạp chí Physical Review Letters, nhóm nghiên cứu của Herranen xác định cường độ tương tác của trường Higgs và trường hấp dẫn, thông số cuối cùng còn thiếu trong mô hình chuẩn.
Vũ trụ phình ra nhưng không sụp đổ sau vụ nổ Big Bang. (Ảnh: NASA).
Theo các nhà khoa học, trường Higgs tương tác với trường hấp dẫn càng mạnh thì năng lượng dao động càng lớn, và có thể đạt tới ngưỡng cần thiết cho quá trình chuyển dịch sang trạng thái chân không năng lượng âm.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tính toán sự sụp đổ của vũ trụ sau khi nở rộng chỉ xảy ra khi cường độ tương tác có giá trị lớn hơn một.
Việc tìm ra giới hạn cho cường độ tương tác giữa trường Higgs và trường hấp dẫn sẽ giúp các nhà vật lý phân tích số liệu thực nghiệm với độ chính xác cao hơn. Dữ liệu về bức xạ nền điện từ và sóng hấp dẫn của vũ trụ sẽ tiếp tục giúp thu hẹp phạm vi của cường độ tương tác. Khi kết hợp với các thông số khác, cường độ tương tác giữa trường Higgs và trường hấp dẫn sẽ giúp các nhà nghiên cứu chứng minh vũ trụ không chuyển sang trạng thái sụp đổ như các mô hình hiện nay.
"Kết quả của chúng tôi là sự kết hợp chặt chẽ giữa các thông số, cho phép xác định nếu quá trình vũ trụ chuyển trạng thái diễn ra, bao gồm tương tác trường Higgs và trường hấp dẫn, quy mô năng lượng từ quá trình nở rộng của vũ trụ, điều các phép đo hiện tại không chỉ ra được", Herranen cho biết trên Phys Org.
"Vì vậy, hiện nay chúng ta không thể đưa ra kết luận về việc liệu mô hình chuẩn có vấn đề hay không, nhưng sẽ rất thú vị nếu tương tác giữa trường Higgs và trường hấp dẫn cũng như quy mô nở rộng của vũ trụ được xác định chính xác hơn trong tương lai bằng phép đo độc lập. Ví dụ như bằng cách quan sát các sóng hấp dẫn nguyên thủy sinh ra bởi sự nở rộng của vũ trụ".
Những giá trị này sẽ giúp các nhà khoa học điều chỉnh mô hình vật lý để mô tả vũ trụ chính xác hơn.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
