Tại sao xe tăng Đức thời Thế chiến II lại có lớp vỏ sần sùi như vậy?

Xe tăng, pháo tự hành hay phương tiện bọc thép của Đức thời Thế chiến II có một vẻ ngoài rất đặc trưng, đó là những đường gân nổi trên bề mặt. Không phải mấy ông thợ Đức "lười" làm phẳng bề mặt kim loại đâu mà đây là một thiết kế có chủ đích.

Vào tháng 11 năm 1942, quân đội Đức Quốc Xã đã giới thiệu một loại vũ khí có tên Hafthohlladung (adhesive hollow charge hay khối nổ lõm bám dính) và nó còn được gọi là Panzerknacker (tank breaker). Đây là một loại mìn chống tăng có hình nón với 3 nam châm ở đế, mỗi nam châm có một cặp cực tạo ra từ trường rất mạnh, có thể bám rất chặt vào vỏ xe tăng ở mọi góc độ của bề mặt vỏ. Loại vũ khí chống tăng này được sử dụng chủ yếu bởi các biệt đội diệt tăng Wehrmacht. Một khi kích nổ, Hafthohlladung có thể xuyên đến 140 mm giáp đồng nhất, lớn hơn nhiều so với độ dày của hầu hết giáp xe tăng phe Đồng Minh.

Thế nhưng Đức cũng lo ngại rằng phe Đồng Minh sẽ có thể phát triển một loại vũ khí tương tự với khả năng bám vào xe bằng nam châm. Vì vậy, để chống lại "móng tay nhọn" thì công ty hóa chất Chemische Werke Zimmer & Co của Đức đã nghĩ ra một cách để khiến "vỏ quýt" trở nên miễn nhiễm đối với nam châm. Hãng này đã phát triển một lớp phủ chống từ tính và sản phẩm cuối cùng được gọi là Zimmerit.

Zimmerit được giới thiệu vào tháng 12 năm 1943 và về cơ bản, nó không mang các thuộc tính chống từ tính gì đặc biệt. Nó chỉ đơn thuần là một lớp sơn dày có tác dụng ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của nam châm với bề mặt kim loại của phương tiện. Thành phần của Zimmerit gồm 40% bari sulfat, 25% polyvinyl axetat, 15% bột màu, 10% kẽm sulfua và 10% mùn cưa. Ngoài khả năng chống từ tính, Zimmerit còn được phủ lên xe tăng dưới dạng các đường gân nổi, vừa giảm khả năng bám dính của nam châm do bề mặt không còn phẳng, vừa đóng vai trò như lớp ngụy trang.

Zimmerit được sơn phủ lên phương tiện tại nhà máy hoặc cấp cho các đơn vị vận hành để ứng dụng ngay trên chiến trường. Người ta sẽ sơn 2 lớp, lớp đầu tiên được sơn và để khô 24 giờ trước khi sơn lớp thứ 2. Lớp thứ 2 khi được sơn thì người ta sẽ cào để tạo các đường gân, khi khô lại sẽ tạo thành bề mặt gồ ghề và cứng. Nếu được sơn tại nhà máy thì họa tiết có thể là hình vuông giống bánh quế.

Quân đội Đức đã sử dụng Zimmerit trên nhiều loại xe tăng, phương tiện chống tăng và pháo tự hành điển hình như Panzer III, Panzer IV, Panther, Tiger và thậm chí là các mẫu đầu tiên của Tiger II. Zimmerit ban đầu được yêu cầu phủ lên vỏ thân xe, sau đó là tháp pháo.

Thế nhưng chỉ 1 năm sau, Zimmerit không còn được sử dụng trên xe tăng hay các phương tiện bọc thép của Đức. Nỗi lo ngại về việc quân Đồng Minh có thể dùng mìn nam châm tương tự Hafthohlladung để tấn công xe tăng Đức đã không xảy ra mà thay vào đó, sự xuất hiện của các loại đạn chống tăng nổ cao như Bazooka đã khiến những thiết bị như mìn nam châm trở nên lỗi thời, từ đó lớp phủ Zimmerit cũng trở nên vô tác dụng. Thêm vào đó, có những tin đồn vô căn cứ về việc Zimmerit dễ cháy khi bị bắn trúng kèm với nhược điểm là lớp sơn cần nhiều thời gian để khô, thời gian là thứ quân đội Đức không muốn lãng phí vào giai đoạn cuối của Thế chiến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật về bom chân không:

Bí mật về bom chân không: "Thứ vũ khí khủng khiếp, có sức tàn phá khủng khiếp"

Bom chân không có thể khiến một người bốc hơi hoàn toàn!

Đăng ngày: 19/02/2025
Top 5 vũ khí tàng hình Mỹ uy lực nhất mọi thời đại

Top 5 vũ khí tàng hình Mỹ uy lực nhất mọi thời đại

Tạp chí National Interest đã liệt kê 5 hệ thống vũ khí của Mỹ mà họ cho là "uy lực nhất mọi thời đại".

Đăng ngày: 11/02/2025
Kugelpanzer: Cỗ xe tăng có hình thù kỳ dị nhất trong lịch sử nhân loại!

Kugelpanzer: Cỗ xe tăng có hình thù kỳ dị nhất trong lịch sử nhân loại!

Kugelpanzer là một mẫu thiết kế xe tăng của Đức trong Thế chiến II. Nó là một trong những phương tiện bọc giáp kỳ lạ nhất từng được thiết kế.

Đăng ngày: 25/01/2025
Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các

Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các "Aquaman" ngoài đời thực

Đây được cho là khóa học khó khăn nhất của quân đội Mỹ, nhằm rèn luyện khả năng lặn và thực hiện các nhiệm vụ dưới áp lực cao.

Đăng ngày: 21/01/2025
Đứt lìa 1 cánh, tiêm kích F-15 thoát hiểm ngoạn mục: Choáng váng, không thể tin nổi

Đứt lìa 1 cánh, tiêm kích F-15 thoát hiểm ngoạn mục: Choáng váng, không thể tin nổi

Khi cố gắng khóa bắn chiếc tiêm kích F-15 kia, phi công A-4 Skyhawk đã cơ động và kéo cao mà không biết rằng chú "Đại bàng" của Nedivi đang bay ở ngay phía trên. Và thế là...

Đăng ngày: 17/01/2025
Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Loài người đã trải qua vô số cuộc chiến tranh trong hàng ngàn năm, trên chiến trường dù đầu rơi, đổ máu nhưng vẫn có những quy ước nhất định mà các bên không được vi phạm.

Đăng ngày: 12/01/2025
Top 8 tiêm kích tác chiến không-đối-không đáng gờm nhất thế giới: Cái tên nào ở ngôi vị số 1?

Top 8 tiêm kích tác chiến không-đối-không đáng gờm nhất thế giới: Cái tên nào ở ngôi vị số 1?

Trong danh sách có tới 3 đại diện đến từ Trung Quốc. Chúng là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các chiến đấu cơ của Nga, Mỹ trong lĩnh vực này.

Đăng ngày: 08/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News