Tái sinh khủng long? - Phát hiện thứ "không tin nổi" từ hài cốt 125 triệu năm tuổi
Tàn tích của DNA có thể ẩn náu trong các hóa thạch khủng long 125 triệu năm tuổi - đó là tuyên bố gây sốc từ một nhóm nghiên cứu khi phân tích hóa thạch một con Caudipteryx.
Theo Live Science, nếu được xác nhận, đây sẽ là vật chất nhiễm sắc thể lâu đời nhất được ghi nhận trong hóa thạch động vật có xương sống.
Trong bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Communications Biology, các nhà cổ sinh vật học đã so sánh sụn hóa thạch từ loài khủng long Caudipteryx được khai quật ở Trung Quốc với các tế bào của gà hiện đại và tìm thấy các cấu trúc giống như các sợi DNA và protein.
Thi hài một con Caudipteryx được bảo quản hoàn hảo đến mức trong hóa thạch có thể còn DNA - (Ảnh đồ họa từ ZHENG Qiuyang).
Nhà cổ sinh vật học Alida Bailleul từ Học viện Khoa học Trung Quốc, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết nếu có bất kỳ DNA hoặc phân tử giống DNA nào trong hóa thạch, một ngày nào đó họ có thể làm sáng tỏ các đoạn mã của chuỗi gene loài này.
Theo một nghiên cứu năm 2012, DNA trong xương sẽ bị phá vỡ hoàn toàn trong thời gian tối đa là khoảng 7 triệu năm, tùy thuộc vào yếu tố môi trường. Nhưng đã có lúc các nhà khoa học tìm được "báu vật" bất ngờ. Ví dụ vào năm 2014, tế bào chứa nhiễm sắc thể nguyên vẹn, rõ ràng của một cây dương xỉ 190 triệu năm tuổi đã được tìm thấy. Nó được bảo quản ngoạn mục nhờ tình cờ bị chôn vùi trong tro núi lửa rồi bị hóa thạch nhanh đến nỗi không kịp hư hỏng, một số tế bào bị "đóng băng" ngay lúc đang phân chia dang dở.
Theo Science Alert, dấu hiệu của DNA trong hóa thạch khủng long lần này không rõ ràng như ở cây dương xỉ, vì vậy nhóm nghiên cứu sẽ cần tìm thêm vài dấu hiệu hóa học để xác định danh tính các cấu trúc bí ẩn, cũng như làm hy vọng tái tạo lại một chuỗi nhiễm sắc thể hoàn chỉnh từ loài sinh vật đã tuyệt chủng này.
DNA của các sinh vật tuyệt chủng như một kho báu vô song bởi nó không chỉ mang vô số thông tin để nghiên cứu sâu sắc về giống loài, mà còn giúp các nhà cổ sinh vật học làm những điều tham vọng hơn: bước đầu là tái tạo DNA, sau đó tìm cách "tái sinh" sinh vật, giống như cách các nhà khoa học Mỹ - Nga đang cố gắng làm với loài ma mút.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
