"Tái sinh" nàng Shep-en-Isis từ xác ướp Ai Cập 2.600 tuổi

Shep-en-Isis là xác ướp nổi tiếng của Thụy Sĩ, có nguồn gốc từ Ai Cập cổ xưa và được cất giữ trong Thư viện Tu viện São Galo ở St.Gallen từ năm 1820. Giờ đây nhờ khoa học hiện đại, công chúng đã biết mặt nàng.

Dự án "Tái tạo khuôn mặt pháp y của Shep-en-Isis" dã đưa đến kết quả ngoài mong đợi khi đem về từ Ai Cập cổ xưa một phụ nữ 30-40 tuổi với nước da màu ô liu và nét mặt thanh tú đặc trưng của người Ai Cập.

Tái sinh nàng Shep-en-Isis từ xác ướp Ai Cập 2.600 tuổi
Xác ướp Shep-en-Isis, nay thuộc sở hữu của Thụy Sĩ - (Ảnh: FAPAB Research Center / Cicero Moraes)

Theo Acient Origins, xác ướp này được tìm thấy trong ngôi đền nhà xác của pharaoh Hatshepsut ở lưu vực thung lũng Deir el-Bahari, bờ Tây sông Nile. Nàng nằm trong một ngôi mộ gia đình cùng với cha, một quý tộc giàu có, thuộc dòng dõi các thầy tu, được học hành nề nếp và có bằng cấp chính quy.

Tái sinh nàng Shep-en-Isis từ xác ướp Ai Cập 2.600 tuổi
Chân dung nữ quý tộc Ai Cập sau khi được tái tạo - (Ảnh: FAPAB Research Center / Cicero Moraes).

Nàng được Thụy Sĩ mua lại và trưng bày cho đến nay. Nghiên cứu xác ướp cho thấy nàng sinh ra vào khoảng năm 650 trước Công Nguyên và qua đời khoảng năm 620 đến 610 trước Công Nguyên

Tái sinh nàng Shep-en-Isis từ xác ướp Ai Cập 2.600 tuổi
Hầu hết các chi tiết đều dựa trên giải phẫu học chính xác - (Ảnh: FAPAB Research Center / Cicero Moraes)

Công trình tái tạo khuôn mặt xác ướp Ai Cập được đứng đầu bởi chuyên gia người Brazil Cícero Moraes, nổi tiếng trong lĩnh vực tái tạo pháp y các nhân vật lịch sử. Ông và các cộng sự đã sử dụng các bằng chứng giải phẫu từ xác ướp, kết hợp dữ liệu từ các nghiên cứu nhân chủng học và các dữ liệu khác về Shep-in-Isis để có được dung nhan hoàn chỉnh nhất.

Hầu hết các chi tiết đều có bằng chứng giải phẫu rõ ràng, chỉ có da và màu mắt là nhóm nghiên cứu phải phỏng đoán và dựa theo nước da, màu mắt của người Ai Cập thời điểm đó. Shep-en-Isis cũng được tái hiện với một khuôn mặt và đôi mắt thông minh, phù hợp với tầng lớp và nền tảng giáo dục mà nàng thụ hưởng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khảo cổ học bất ngờ phát hiện bí mật của nhà thờ

Các nhà khảo cổ học bất ngờ phát hiện bí mật của nhà thờ "bị lãng quên" từ cách đây gần 1.000 năm

Các nhà khảo cổ học đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một nhà thờ Anglo-Saxon từng bị 'lãng quên' nằm trên tuyến đường HS2.

Đăng ngày: 23/01/2022
Bức tượng người kỳ quái làm bằng gỗ sồi niên đại 2.000 năm

Bức tượng người kỳ quái làm bằng gỗ sồi niên đại 2.000 năm

Bức tượng thời La Mã tồn tại trong thời gian dài nhờ được vùi trong lớp đất sét thiếu oxy dưới mương nước, ngăn gỗ mục nát.

Đăng ngày: 23/01/2022
Phát hiện nguyên mẫu 400 năm của vũ khí ninja

Phát hiện nguyên mẫu 400 năm của vũ khí ninja

Các chuyên gia tìm thấy nhiều viên đá dẹt với cạnh sắc và quả cầu đất sét nhiều khả năng là tiền thân của vũ khí ninja sau này.

Đăng ngày: 22/01/2022
Hé lộ phát hiện mới về chiếc mũ 2 sừng của người Viking

Hé lộ phát hiện mới về chiếc mũ 2 sừng của người Viking

Chiếc mũ 2 sừng, biểu tượng của người Viking, thực tế đã xuất hiện từ thời đồ đồng, gần 2.000 năm trước khi bộ tộc chiến binh này làm mưa làm gió ở châu Âu.

Đăng ngày: 21/01/2022
Phát hiện 20 xác ướp Ai Cập

Phát hiện 20 xác ướp Ai Cập "cách tân", mang dòng máu khác

Một lăng mộ lớn ở Aswan đã đem lại cho các nhà khoa học 20 xác ướp Ai Cập nhưng không phải người Ai Cập, và là những người đã bị lãng quên hàng thế kỷ sau khi kẻ trộm mộ mang đi hết kho báu.

Đăng ngày: 21/01/2022
Nghiên cứu cho thấy, khủng long

Nghiên cứu cho thấy, khủng long "pháo đài sống" sống cô độc và điếc

Nghiên cứu mới cho thấy loài khủng long Struthiosaurus với bộ giáp đặc trưng thường sống cuộc đời chậm chạp, cô độc, ít di chuyển và thính giác kém.

Đăng ngày: 21/01/2022
Từ 5.000 năm trước, con người đã biết dùng ống hút để... uống bia

Từ 5.000 năm trước, con người đã biết dùng ống hút để... uống bia

Bộ ống hút này được phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Nga, Nikolai Veselovsky, vào năm 1897 tại gò mộ Maikop Kurgan ở phía bắc Caucasus.

Đăng ngày: 21/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News